KHOA CƠ KHÍ
- ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Văn phòng: 103 – Nhà C3
Điện thoại: +84 (02103) 829247
Email: khcokhi@vui.edu.vn
Website: http.//vui.edu.vn
- QUẢN LÝ KHOA
- Trưởng khoa: TS. Vũ Quốc Hiến (Phụ trách chung)
Điện thoại: 0912625194
Email: vuquochien47@gmail.com
- P. Trưởng khoa: ThS. Nguyễn Đình Thanh (Phụ trách công tác HS-SV và Thực hành)
Điện thoại: 0976439368
Email: dinhthanhktv@gmail.com
3. CÁC BỘ MÔN TRỰC THUỘC
- Cơ sở Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí: Trưởng BM – TS. Vũ Quốc Hiến.
- Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí: Phó Trưởng BM phụ trách – ThS. Lê Quang Vinh.
- Tổ Thực hành: ThS. Nguyễn Đình Thanh.
- GIỚI THIỆU VỀ KHOA, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Tiền thân của Khoa cơ khí là Bộ môn Cơ khí Hóa chất được thành lập từ năm 1962. Bộ môn chịu trách nhiệm đào tạo chuyên môn cho 01 lớp trung cấp Cơ khí Hóa chất đầu tiên là lớp C62 tuyển sinh từ học sinh tốt nghiệp cấp II(tương đương với PTTH cơ sở bây giờ). Đến năm 1964 bắt đầu tuyển sinh học sinh tốt nghiệp cấp III(tương đương với PTTH bây giờ). Chương trình đào tạo trung cấp Cơ khí Hóa chất trong những năm đầu này do các chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc phối hợp thiết kế và ngày càng hoàn thiện dần. Bộ môn Cơ khí Hóa chất lúc này gồm bốn tổ chuyên môn: Cơ khí-Hóa công, Cơ- vẽ, Điện, và Xưởng thực hành Cơ khí
– Đến năm 1980 Khoa Cơ khí Hóa chất được thành lập và chịu trách nhiệm đào tạo chuyên môn cho ngành Cơ khí Hóa chất – Hóa dầu ở hai bậc Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
– Năm 1997 thành lập trường Cao đẳng Hóa chất, Khoa Cơ khí Hóa chất- Hóa dầu đổi tên thành khoa Máy và thiết bị Hóa chất- Hóa dầu.
– Đến năm 2001 trường mở thêm các ngành Điện, điện tử và công nghệ thông tin, Khoa Máy và thiết bị Hóa chất –Hóa dầu đổi tên thành Khoa Điện tử – tin học, Máy và thiết bị Hóa chất- Hóa dầu.
– Năm 2006 thành lập Khoa cơ khí trên cơ sở Khoa Điện tử – tin học, Máy và thiết bị Hóa chất- Hóa dầu
– Năm 2011, thành lập trường Đại học Công nghiệp Việt trì trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Hóa chất Khoa Cơ –Điện được thành lập trên cơ sở hai khoa: Khoa Cơ khí và Khoa điện
– Năm 2013 Khoa Cơ khí được tái lập trên cơ sở tách ra từ Khoa Cơ-Điện.
5. CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
Các ngành nghề đào tạo
Hệ đại học
– Công nghệ kỹ thuật Cơ khí
Liên thông Cao đẳng – Đại học
+ Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí
Đại học vừa học vừa làm (Tại chức cũ)
+ Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Hệ Cao đẳng
+ Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí
Hệ đào tạo chính quy
Đại học:
+ Kiến thức
– Đảm bảo kiến thức cơ bản về triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học và nhân văn, đường lối cách mạng Việt nam, quốc phòng toàn dân;
– Có đủ kiến thức khoa học tự nhiên để học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học;
– Có kiến thức cơ sở về cơ khí vững chắc để tiếp thu các kiến thức chuyên môn;
– Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí.
+ Kỹ năng
– Tổ chức quản lý chỉ đạo quá trình sản xuất và tham gia xây dựng dự án phát triển sản xuất.
– Nghiên cứu triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; – Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị cơ khí;
– Khai thác, vận hành các thiết bị, hệ thống thiết bị cơ khí, máy móc công nghiệp;
– Xây dựng kế hoạch kiểm tra, bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ khí trong các dây truyền sản xuất;
– Thiết kế sản phẩm, lập quy trình công nghệ và gia công các sản phẩm bằng công nghệ CAD/CAM/CNC.
– Tổ chức và làm việc theo nhóm
– Biết tin học văn phòng ; thành thạo thiết kế trên máy tính.
+ Trình độ ngoại ngữ đạt được
– Có kỹ năng sử dụng Tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOIC từ 350 trở lên
+ Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
– Các cơ sở nghiên cứu sản phẩm cơ khí, máy móc, thiết bị, phân xưởng cơ-điện… trong các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp…; các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm thiết bị cơ khí; các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ thuộc lĩnh vực cơ khí trong và ngoài nước; … với vai trò người quản lý, thiết kế sản phẩm, cải tạo nâng cấp hệ thống vận hành, sửa chữa, hay là người tư vấn kỹ thuật và công nghệ.
– Làm GV giảng dạy các trường Đại học, cao đẳng.
+ Học lên trình độ cao hơn: Thạc sĩ, tiến sỹ.
Cao đẳng:
+ Kiến thức
– Đảm bảo kiến thức cơ bản về triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học và nhân văn, đường lối cách mạng Việt nam, quốc phòng toàn dân;
– Có đủ kiến thức khoa học tự nhiên để học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học;
– Có kiến thức cơ sở về cơ khí vững chắc để tiếp thu các kiến thức chuyên môn;
– Có kiến thức chuyên sâu về một số lĩnh vực cơ bản trong chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí;
+ Kỹ năng
– Khai thác, vận hành các thiết bị, hệ thống thiết bị cơ khí;
– Lắp đặt các thiết bị cơ khí;
– Xây dựng kế hoạch kiểm tra, bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ khí trong các dây truyền sản xuất;
– Phối hợp với kỹ sư để tiếp nhận và chuyển giao công nghệ;
– Lập quy trình công nghệ và gia công các sản phẩm bằng công nghệ CAD/CAM/CNC.
– Tổ chức và làm việc theo nhóm;
– Biết tin học văn phòng ; thiết kế trên máy tính.
+ Trình độ ngoại ngữ đạt được
– Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, trình độ B
+ Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
– Các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp…các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm cơ khí, thiết bị cơ khí… các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ thuộc lĩnh vực cơ khí trong và ngoài nước; … với vai trò cán bộ kỹ thuật, người vận hành, sửa chữa, cải tạo nâng cấp hệ thống hay là người tư vấn kỹ thuật và công nghệ.
– Học lên trình độ cao hơn.
* Các chứng chỉ được cấp sau khi tốt nghiệp:
+ Tiếng anh TOEIC 350
+ Tin học ứng dụng A và B
+ Auto CAD
+ CAD/CAM/CNC
+ Công nghệ hàn hiện đại
Cơ sơ vật chất phục vụ đào tạo(do Khoa quản lý)
1.Phòng thí nghiệm vật liệu cơ khí: Các thiết bị nghiên cứu, thực hành công nghệ bề mặt(tôi, ram, CVD…) nghiên cứu Chế tạo và ứng dụng Nanocarbontube, nghiên cứu dầu bôi trơn(TN thủy động màng dầu, mòn 4 bi…), Vật liệu Composite.
- Phòng thực hành CAD/CAM/CNC ( Máy tính, Máy tiệnCNC, máy phay CNC…)
- Phòng thực hành hàn hồ quang ( Các máy hàn, máy cắt, dập tôn…)
- Phòng thực hành hàncông nghệ cao (Các máy hàn TIG, MIG, MAG, cắt tự động…)
- Phòng thực hành lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng máy và thiết bị công nghiệp( Các loại máy công nghiệp…)
- Phòng thực hành cắt gọt kim loại( Các máy phay, máy tiện van năng…)
- Phòng thủy lực khí nén( Các bài thí nghiệm thủy lực, khí nén, bơm, quạt…)
- Phòng thực hành nguội (máy công cụ, máy và dụng cụ cầm tay, các thiết bị đo lường…)
Nghiên cứu khoa học
Hướng nghiên cứu:
– Nghiên cứu chế tạo vật liệu mới dùng trong lĩnh vực cơ khí;
– Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một số sản phẩm cơ khí trong các dây chuyền công nghệ sản xuất dầu khí, giấy, hóa chất, phân bón, thủy điện, khai thác khoáng sản;
– Nghiên cứu hệ cơ điện tử
Các đề tài đã và đang thực hiện:
– Nghiên cứu ảnh hưởng của Nano Các bon ống đến cơ tính và khả năng chịu nhiệt của dầu bôi trơn (Đề tài cấp bộ)
– Nghiên cứu tính năng lưu biến của một số chất lỏng phi Niu Tơn; ( Đề tài cấp trường).
– Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị đo thủy lực màng dầu; ( Đề tài cấp trường).
– Thiết kế chế tạo máy cắt D350
– Nghiên cứu phủ Nano Các bon ống lên bề mặt thép; ( Đề tài cấp trường).
– Nghiên cứu phân tán Nano Các bon ống trong dầu bôi trơn công nghiệp; ( Đề tài cấp trường)
– Nghiên chế tạo thiết bị đo đường kính vết mòn bốn bi; ( Đề tài cấp trường).
– Nghiên cứu ứng dụng phần mềm ANSYS để tính toán các kết cấu phức tạp; ( Đề tài cấp trường).
Các công trình khoa học đã công bố:
– Nghiên cứu tính năng lưu biến của một số dầu mỡ bôi trơn; Tạp chí mỏ địa chất(2008);
– Nghiên cứu phân tán Nano Các bon ống trong dầu Công nghiệp 22; Tạp chí Khoa học Công nghệ Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì ( 2013).
- CƠ HỘI VIỆC LÀM
SV tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu sản phẩm cơ khí, máy móc, thiết bị, phân xưởng cơ-điện… trong các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp…; các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm thiết bị cơ khí; các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ thuộc lĩnh vực cơ khí trong và ngoài nước; … với vai trò người quản lý, thiết kế sản phẩm, cải tạo nâng cấp hệ thống vận hành, sửa chữa, hay là người tư vấn kỹ thuật và công nghệ cho các doanh nghiệp.
- HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA – VĂN NGHỆ, THỂ THAO
Ngoài các hoạt động đào tạo, đào tạo kết hợp với sản xuất, nghiên cứu khoa học Khoa Cơ khí là một trong những khoa có các hoạt động văn hóa- văn nghệ thể thao nổi bật trong nhà trường. Hàng năm, Khoa luôn chỉ đạo Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động và tích cực tham gia các hoạt động do Công đoàn và Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức: tham gia giải bóng chuyền cán bộ giáo viên và học sinh-sinh viên; giải bóng đá cán bộ giáo viên, giải bóng đá sinh viên nam, các hội diễn văn nghệ quần chúng, tham gia thi giọng hát hay học sinh – sinh viên và luôn đạt giải cao trong toàn trường.
Các thành tích gần đây:
Giải nhất bóng chuyền nam sinh viên năm 2012
Giải nhì bóng chuyền nam sinh viên năm 2013
Giải nhất bóng đá nam cán bộ giáo viên- học sinh-sinh viên năm 2011,2012
Giải nhì liên hoan văn nghệ quần chúng năm: 2012
Giải ba liên hoan văn nghệ quần chúng năm: 2013
Giải khuyến khích văn nghệ cán bộ giáo viên – học sinh – sinh viên năm: 2014
Giải nhất đơn ca văn nghệ cán bộ giáo viên – học sinh – sinh viên năm: 2014
Giải nhì tốp múa – văn nghệ cán bộ giáo viên – học sinh – sinh viên năm: 2014
Giải ba độc tấu sáo trúc – văn nghệ cán bộ giáo viên- học sinh – sinh viên năm: 2014
Giải nhì bóng chuyền nam cán bộ giáo viên – học sinh – sinh viên năm 2013
Giải ba bóng đá nam giáo viên năm 2014.