Category: Đào tạo
Kinh tế
Ngày đăng: 18/05/2020
1. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Địa chỉ: Khoa Kinh tế, Tầng 2, Nhà N, Cơ sở Việt Trì, số 9 đường Tiên Sơn, Phường Tiên Cát, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Số điện thoại:
Email: khkinhte@vui.edu.vn
2. QUẢN LÝ KHOA
Phó trưởng Khoa (Phụ trách): ThS. Đinh Thị Vân Anh
Điện thoại: 0917.299.181
Email: anhdtv@vui.edu.vn
– Phó trưởng Khoa: ThS. Bùi Thu Huyền
Điện thoại: 0912.814.000
Email: huyenbt@vui.edu.vn
– Phó trưởng Khoa: ThS. NCS. Vũ Thị Phương Lan
Điện thoại: 0983.136.991
Email:lanvtp@vui.edu.vn
3. CÁC BỘ MÔN
– Bộ môn Kế toán
- Phó trưởng BM- TS. Bùi Tiến Dũng. ĐT: 0989.796.330
– Bộ môn Quản trị kinh doanh
- Phó trưởng BM (Phụ trách) – ThS.NCS. Nguyễn Thị Kiều Nhung; ĐT: 0989.256.292
Phó trưởng BM – ThS. Lê Thị Kim Xuyến. ĐT: 0977.674.557
- Chuyên viên
- Trợ lý Giáo vụ khoa – Cao Thị Thu Hiền. ĐT: 0983.403.705
4. GIỚI THIỆU VỀ KHOA, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Xuất phát từ nhu cầu phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực Kinh tế, Bộ môn Kế toán được thành lập vào tháng 08 năm 2004 trực thuộc Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Hoá chất.
Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về cả quy mô và chất lượng đào tạo khối ngành kinh tế, ngày 15 tháng 03 năm 2006, khoa Kinh tế được thành lập với nhiệm vụ đào tạo bậc Trung cấp, Cao đẳng các ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng.
Ngày 20 tháng 01 năm 2011, trường Cao đẳng Hóa chất được Thủ tướng Chính phủ nâng cấp thành trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, trong đó khoa Kinh tế thực hiện nhiệm vụ đào tạo bậc đại học ngành Kế toán với hai chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp vàKế toán – Kiểm toán; ngành Quản trị kinh doanh với hai chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp và Quản trị kinh doanh Du lịch – Khách sạn.
Chức năng, nhiệm vụ
– Đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng hệ đại học và cao đẳng thuộc các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh;
– Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo, triển khai và quản lý quá trình đào tạo ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh và các ngành khác đáp ứng nhu cầu của xã hội;
– Tổ chức biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, bài giảng phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học;
– Đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, biên soạn xuất bản giáo trình, tài liệu giảng dạy;
– Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học;
– Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, gắn đào tạo và nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
5. CÁC NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
Ngành Kế toán (Đại học và Cao đẳng): gồm chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp và Kế toán – Kiểm toán
+ Người học được trang bị kiến thức về kinh tế – xã hội, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, kiểm toán, có khả năng cập nhật và nắm vững các chính sách, chế độ về kế toán, kiểm toán.
+ Người học có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán hiện đại; biếttư vấn giúp lãnh đạo đơn vị hoạch định chính sách tài chính, nhân sự; thực hiện tốt công tác kiểm soát nội bộ…
Ngành Quản trị kinh doanh (Đại học và Cao đẳng): gồm các chuyên ngànhQuản trị kinh doanh tổng hợp và Quản trị kinh doanh Du lịch – Khách sạn.
+ Người học được trang bị kiến thức về quản trị kinh doanh như: Quản trị nhân sự, Quản trị chất lượng, Quản trị sản xuất tác nghiệp…và các kiến thứcvề giao tiếp xã hội, tổ chức, quản lý tổ chức, quản lý nhóm.
+ Người học có kỹ năng nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh để hoạch định, tổ chức, thực hiện, kiểm tra chiến lượckinh doanh của Doanh nghiệp; có kỹ năng đàm phán hợp đồng, kỹ năng bán hàng, kỹ năng phân tích báo cáo tài chính…
6. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Ngành kế toán
– Làm việc trong phòng Tài chính kế toán
– Làm việc trong bộ phận Kinh doanh, Marketing
– Làm việc trong bộ phận Kiểm toán
– Nhân viên thu ngân, kế toán bán hàng, kế toán công nợ, kế toán nguồn vốn, kế toán tài sản …
– Nhân viên kinh doanh, thống kê …
– Kế toán tổng hợp
– Kế toán trưởng
– Giám đốc tài chính
Ngành Quản trị kinh doanh
– Làm việc trong bộ phận Kinh doanh: nhân viên bán hàng, nhân viên thị trường, nhân viên quản lý sản xuất, điều độ, trưởng bộ phận bán hàng, giám đốc kinh doanh.
– Làm việc trong bộ phận Nhân sự: quản lý lao động, tiền lương, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, giám đốc nhân sự.
– Giám đốc công ty, doanh nghiệp …
Công nghệ thông tin
Ngày đăng: 18/05/2020
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
- Văn phòng: Số 9, đường Tiên Sơn, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- Điện thoại: +84 (02103) 868.126
- Email: khcntt@vui.edu.vn
- Website: https://vui.edu.vn/
- QUẢN LÝ KHOA
- P. Trưởng khoa: ThS. Trần Thị Hiệp (phụ trách khoa)
+ Di động: 0912.624.526
+ Email: tranhiepit@gmail.com
- P.Trưởng khoa: ThS. Đỗ Cao Minh
+ Di động: 0869.311.080
+ Email: minhchc.it@gmail.com
- CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
– Công nghệ thông tin
- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Tiền thân của Khoa Công nghệ Thông tin là Bộ môn Tin học, ban đầu Bộ môn phụ trách giảng dạy môn Tin học đại cương, Tin học văn phòng cho sinh viên toàn trường.
Năm 1997, bắt đầu đào tạo trình độ Cao đẳng công nghệ thông tin
Năm 2001 là bộ môn trực thuộc khoa Điện tử – tin học, Máy và thiết bị Hóa chất- Hóa dầu.
Năm 2005 thành lập Khoa Công nghệ Thông tin trên cơ sở nâng cấp Bộ môn Tin học
Vào năm 2011 cùng với việc nâng cấp Trường Cao đẳng Hóa chất trở thành Trường Đại học Công nghiệp Việt trì, khoa được tách ra trở thành Khoa Công nghệ Thông tin.
Trong chặng đường phát triển, Khoa Công nghệ Thông tin đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý như:
- Huân chương Lao động hạng ba.
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008.
- Bằng khen của Bộ Công thương các năm 2007, 2008 và 2010.
- Cùng nhiều giấy khen, bằng khen, cờ thi đua của Nhà trường và các đoàn thể.
- NHỮNG MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
Công tác nghiên cứu, xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo được Khoa xác định là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tế của các tổ chức, doanh nghiệp. Đội ngũ giảng viên của khoa luôn chú trọng vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến của thế giới nhằm nâng cao chất lượng tiếp thu kiến thức của người học.
Với quyết tâm phục vụ người học với chất lượng đào tạo tốt nhất, khoa luôn quan tâm đến công tác biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập. Đến nay 100% các môn học đều đầy đủ bài giảng và tài liệu học tập. Bên cạnh hệ thống tài liệu truyền thống, khoa đã bước đầu nghiên cứu xây dựng các hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến theo chuẩn E-learning để nâng cao chất lượng tự học của sinh viên, giúp sinh viên luôn được hỗ trợ về học tập theo các hình thức học hiện đại, hiệu quả hơn.
Cán bộ, giảng viên của khoa đều hướng đến mục tiêu đào tạo thực tế, giúp người học làm chủ các hệ thống máy móc, thiết bị. Sinh viên được đào tạo đủ khả năng để vận hành, xây dựng các hệ thống máy tính, tổ chức, quản lý và bảo vệ các hệ thống mạng doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn hiện đại; Xây dựng, cải tiến các hệ thống phần mềm; Thiết kế, phát triển các ứng dụng cơ sở web; Nghiên cứu, áp dụng các kiến thức cao cấp về khoa học máy tính vào thực tế.
- CHUẨN ĐẦU RA
Hệ đào tạo chính quy
Đại học:
+ Kiến thức
– Đảm bảo kiến thức cơ bản về triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học và nhân văn, đường lối cách mạng Việt nam, quốc phòng toàn dân;
– Có đủ kiến thức khoa học tự nhiên để học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học;
– Nắm vững kiến thức cơ bản về Hệ thống thông tin, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin của xã hội. Xây dựng được các hệ thống thông tin cho việc quản lý kinh tế, hành chính và dịch vụ.
– Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Công nghệ phần mềm: quy trình xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống phần mềm; phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần mềm. Tổ chức thực hiện và quản lý được các công việc trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế.
– Nắm vững kiến thức cơ bản về Khoa học máy tính. Đáp ứng các vấn đề về phân tích, thiết kế thuật toán, xây dựng giải pháp đặt nền tảng để giải quyết các bài toán ứng dụng trong thực tế. Thực hiện được việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin trong khoa học và xã hội.
Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về mạng máy tính, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng mạng máy tính. Có khả năng tham gia thiết kế, chế tạo, bảo trì, thử nghiệm, quản lý các hệ thống mạng máy tính.
+ Kỹ năng
Sinh viên ngành Công nghệ thông tin được đào tạo kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm thành thạo trong các lĩnh vực chính của Công nghệ thông tin, cho phép sinh viên tốt nghiệp dễ dàng hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc mới. Ngoài ra, sinh viên ngành Công nghệ thông tin cũng được trang bị kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, làm việc theo nhóm và kỹ năng giao tiếp.
+ Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
– Tư vấn, đề xuất giải pháp xây dựng, triển khai các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông, hệ thống nhúng.
– Phân tích và thiết kế, triển khai, quản trị các hệ thống thông tin cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp..
– Tổ chức, triển khai và quản lý các dự án phần mềm tại các doanh nghiệp Công nghệ thông tin, tham gia vào các công đoạn của quá trình phát triển phần mềm.
– Tham gia nghiên cứu thiết kế các hệ thống máy tính, hệ thống mạng máy tính.
– Tư vấn giải pháp mạng, thiết kế, vận hành, bảo trì các hệ thống mạng cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
– Nghiên cứu, giảng dạy công nghệ thông tin tại các đại học, học viện, viên nghiên cứu, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc trường dạy nghề có đào tạo công nghệ thông tin sau khi được bổ sung kiến thức về nghiệp vụ sư phạm.
Cao đẳng:
+ Kiến thức
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì có phẩm chất chính trị; đạo đức và sức khoẻ tốt; được củng cố các kiến thức cơ bản; có kiến thức cơ sở và bổ trợ về toán – tin, hóa học, kinh tế, quản lý, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật cơ khí; có kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin; nắm vững các kiến thức chuyên ngành Công nghệ Phần mềm, Hệ thống Thông tin hoặc Mạng Máy tính.
+ Kỹ năng
Đủ khả năng thực hiện những kỹ năng cốt lõi đối với chuyên viên công nghệ thông tin và thành thạo các kỹ năng chuyên ngành công nghệ thông tin; đạt chuẩn chất lượng đầu ra và có năng lực cơ bản đảm nhiệm các chức năng chuyên viên công nghệ thông tin, các quá trình nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các sản phẩm công nghệ thông tin; đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có trình độ bậc cao đẳng cho các lĩnh vực công nghệ thông tin.
+ Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
– Lập trình, tham gia xây dựng và phát triển các phần mềm ứng dụng tại các công ty, đơn vị kinh doanh phần mềm.
– Tổ chức lắp ráp máy tính và hệ thống mạng máy tính. Sử dụng các sản phẩm máy tính và công nghệ thông tin ứng dụng cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
– Làm cán bộ chuyên môn ở các doanh nghiệp lớn có các hệ thống thông tin đã được thiết lập; hoặc phụ trách các công việc có liên quan đến công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tại các bộ phận có liên quan đến công nghệ phần mềm, phân tích và thiết kế hệ thông tin, mạng máy tính.
– Làm cán bộ trợ giảng, hướng dẫn thực hành, giảng dạy công nghệ thông tin tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc trường dạy nghề có đào tạo công nghệ thông tin sau khi được bổ sung kiến thức về nghiệp vụ sư phạm.
- CƠ SỞ VẬT CHẤT
Hiện nay khoa đang quản lý hệ thống thí nghiệm, thực hành hiện đại gồm 6 phòng thực hành được chia theo chuyên ngành đào tạo với các máy tính có cấu hình và chất lượng cao cùng nhiều thiết bị phục vụ thực hành các môn học chuyên ngành. Bao gồm:
- Phòng thực hành tin học đại cương: Hệ thống máy tính, phần mềm và các thiết bị phục vụ đào tạo các môn Tin học đại cương.
- Phòng thực hành Tin học ứng dụng: Hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ việc thực hành các ứng dụng của Tin học thuộc nhiều lĩnh vực.
- Phòng thực hành Công nghệ phần mềm: Hệ thống máy tính, phần mềm, công cụ thực hành các môn học chuyên ngành Công nghệ phần mềm.
- Phòng thực hành Bảo trì, lắp ráp máy tính: Hệ thống máy tính và thiết bị đào tạo các môn học thuộc chuyên ngành Kỹ thuật máy tính.
- Phòng thực hành Mạng: Hệ thống máy tính, máy chủ và các thiết bị kết nối, chuyển mạch để thực hành các môn học chuyên ngành Mạng máy tính và An toàn thông tin.
Các phòng học lý thuyết đều được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại, kết nối không dây qua hệ thống mạng của Nhà trường.
- CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Với mục tiêu phát triển trở thành một khoa có chất lượng của Trường đại học Công nghiệp Việt trì, Khoa Công nghệ Thông tin luôn đặt mục tiêu phát triển công tác nghiên cứu khoa học song song với công tác giảng dạy. Hàng năm, cán bộ, giảng viên của khoa đều có các đề tài nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực. Nhiều đề tài có chất lượng đã được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng có hiệu quả tại trường.
Để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nhằm mục đích nâng cao năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, khoa luôn khuyến khích, định hướng sinh viên tham gia các dự án, các đề tài nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu của sinh viên được đánh giá tốt, có khả năng áp dụng vào thực tế như các đề tài về Công nghệ phần mềm, Quản trị hệ thống mạng, Kỹ thuật máy tính.
Hướng nghiên cứu chính của khoa gồm:
- Nghiên cứu thiết kế, xây dựng các hệ thống phần mềm nhiều lĩnh vực với các công cụ phát triển hiện đại
- Nghiên cứu thiết kế các ứng dụng web và phát triển các hệ thống mã nguồn mở phục vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp
- Nghiên cứu lắp đặt, xây dựng và quản trị các hệ thống dịch vụ mạng doanh nghiệp.
- Nghiên cứu xây dựng các hệ thống bảo mật, an ninh mạng
- Nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức khoa học máy tính để phát triển các hệ thống thông minh nhân tạo.
- PHONG TRÀO VĂN HÓA, VĂN NGHỆ, TDTT
Nhằm đảm bảo cho sinh viên có sức khỏe , tinh thần và ý thức lao động tốt, các hoạt động phong trào văn thể được khoa tổ chức thường xuyên. Cơ sở vật chất dành cho việc tập luyện được trang bị đầy đủ. Hàng năm, khoa đều có các cá nhân và tập thể đoạt được các giải cao trong các cuộc thi văn nghệ, thể thao do Khoa và Nhà trường tổ chức.

Khoa kĩ thuật phân tích
Ngày đăng: 22/11/2019
- ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Văn phòng: Phòng 102 – Nhà C3
Email: khktpt@vui.edu.vn
Website: https://vui.edu.vn/
Facebook: KHOA KỸ THUẬT PHÂN TÍCH
- QUẢN LÝ KHOA
- Phó Trưởng khoa – Phụ trách Khoa: TS. Quản Cẩm Thúy
- Phó Trưởng khoa: TS. Đặng Ngọc Định
CƠ CẤU TỔ CHỨC
+ Khoa có 04 tổ bộ môn, 01 trung tâm, 01 ngành với 04 chuyên ngành Hóa phân tích, Hóa lý, Hóa sinh ứng dụng, Hóa học vật liệu
- Bộ môn Hóa Phân tích: Trưởng BM – Ts. Đặng Ngọc Định
Phó trưởng BM – ThS. NCS. Bùi Thị Phương Thảo
- Hóa lý: Trưởng BM – TS. Nguyễn Thị Lan Anh
Phó trưởng BM – ThS.NCS. Nguyễn Duy Toàn
- Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Hóa phân tích: Phó Giám đốc phụ trách – ThS. Lê Ngọc Thanh
Phó Giám đốc – ThS. Bùi Thị Thơi
+Tổng số cán bộ, giảng viên: 24 người và 03 GV kiêm nhiệm.
+Về trình độ: – Có 04 tiến sỹ, 18 thạc sỹ, trong đó có: 04 đ/c đang làm NCS, 02 cử nhân.
+ Cơ sở vật chất: Văn phòng khoa có đủ tiện nghi làm việc, trung tâm Thực hành Hóa phân tích với 05 phòng thí nghiệm Hóa, trên 70 đầu học phần bao gồm các bậc học được thiết kế và biên soạn chương trình, giáo trình theo hướng liên thông, tài liệu học tập được cung cấp đủ cho các học phần.
- Quá trình thành lập và phát triển
Năm 1956, Tổ môn Phân tích kỹ thuật, tiền thân của khoa Kỹ thuật Phân tích ngày nay được thành lập thuộc trường Trung cấp Kỹ thuật II (nay là Đại học Công nghiệp Việt Trì). Từ năm 1956, khóa đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành Hóa Phân tích đầu tiên đã được hình thành, có nhiệm vụ đào tạo các các kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa Phân tích, cung cấp nhân lực chủ đạo cho các phòng thí nghiệm của các nhà máy, công ty, các Viện nghiên cứu và các Trung tâm Phân tích, Kiểm nghiệm.
Năm 1988, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và yêu cầu cấp thiết về nhân lực, bộ môn Hóa Phân tích đã bắt đầu đào tạo bậc cao đẳng chuyên ngành Hóa phân tích.
Năm 1997, thành lập khoa Hóa phân tích trên cơ sở bộ môn Hóa phân tích thuộc trường Cao đẳng Hóa chất. Tháng 01 năm 2011, trường được nâng cấp thành Đại học Công nghiệp Việt Trì, khoa được đổi tên thành khoa Kỹ thuật Phân tích.
- Chức năng nhiệm vụ
– Khoa là đơn vị trực thuộc Trường, giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học;
– Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập. Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo các ngành; tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;
– Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng;
– Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
– Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường;
– Giảng dạy các môn học, học phần về Hóa phân tích, Hóa lý cho hầu hết các ngành học Hóa học và Công nghệ Kỹ thuật hóa học, Công nghệ Kỹ thuật môi trường và các môn học chuyên ngành do đơn vị được quản lý như hóa phân tích cơ bản, phân tích các hợp chất vô cơ , các hợp chất hữu cơ, Phân tích lương thực –thực phẩm, phân tích môi trường, kiểm nghiệm thuốc, phân tích công cụ,…vv và học phần thực hành tương ứng. Quản lý sinh viên, nghiên cứu khoa học và thực hiện các công tác khác được nhà trường phân công.
- Các hệ đào tạo và ngành nghề đào tạo
Bậc đại học chính quy
– Ngành Hóa học bao gồm các chuyên ngành:
+ Hóa phân tích: chuyên ngành Hóa Phân tích đào tạo sinh viên có năng lực giải quyết các vấn đề về phân tích nảy sinh trong các quá trình công nghệ hóa học, phân tích các nguyên liệu, nhiên liệu và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất; Phân tích đánh giá chất lượng môi trường; Phân tích trong công nghệ vật liệu, dược phẩm và xét nghiệm y tế, hóa mỹ phẩm, lương thực, thực phẩm…
Bậc Liên thông Cao đẳng – Đại học:
+ Ngành Hóa học, chuyên ngành Hóa phân tích.
Bậc Cao đẳng:
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa hoc:
+ Chuyên ngành Hóa phân tích
Chuẩn đầu ra
Đại học:
+ Kiến thức
– Nắm được những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, an ninh quốc phòng, giáo dục thể chất, toán học và các khoa học tự nhiên.
– Nắm đượcnhững kiến thức cơ bản của ngành Hóa học, gồm Hóa học Vô cơ, Hóa học Hữu cơ, Hóa học phân tích, Hóa lý, Hóa Kỹ thuật…
– Hiểu được các kiến thức chuyên sâu thuộc chuyên ngành Hóa phân tích như các phương pháp phân tích và xác định cấu trúc hiện đại.. các loại mẫu nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm vào trong các quy trình phân tích kiểm nghiệm thực phẩm, dược phẩm, phân tích môi trường, trong sản xuất công nghiệp, trong đời sống…
– Có khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành học và kết hợp khả năng sử dụng công cụ hiện đại để xây dựng và triển khai các quy trình phân tích mới.
+ Kỹ năng
– Sử dụng được các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học và nâng cao kỹ năng thực hành trong các phòng thí nghiệm phân tích để kiểm tra phân tích các loại mẫu, nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm trong sản xuất công nghiệp, trong đời sống.
– Có kỹ năng hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập, có khả năng ứng dụng Hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.
– Có khả năng tiếp cận, xây dựng, triển khai các phương pháp, quy trình phân tích mới, sử dụng trong kiểm nghiệm thực phẩm, dược phẩm, phân tích môi trường…
– Có khả năng làm việc hiệu quả theo nhóm.
– Có kỹ năng viết, thuyết trình, thảo luận và sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại trong các hoạt động chuyên môn và nghiên cứu khoa học.
+ Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
– Có thể đảm nhận công tác nghiên cứu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và áp dụng các quy trình phân tích phục vụ sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và kinh doanh
– Làm nghiên cứu viên đảm nhận công tác nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học.
– Làm cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và kinh doanh, các công ty liên doanh có sử dụng kiến thức hoá học.
– Giảng dạy môn Hóa học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông
Cao đẳng:
+ Kiến thức
– Hiểu được những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
– Có kiến thức cơ bản về toán học, lý, hóa học để đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành.
– Có kiến thức cơ bản về cơ sở ngành như: hoá học phân tích cơ bản, hóa vô cơ, hoá hữu cơ, hoá lý, hoá kỹ thuật…
– Có kiến thức về ngành công nghệ kỹ thuật hoá học và chuyên ngành hóa phân tích như phân tích các loại mẫu trong sản xuất, kinh doanh, môi trường …
– Có khả năng ứng dụng kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành phân tích vào việc phân tích và xác định các loại mẫu nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm vàotrong các quy trình phân tích kiểm nghiệm thực phẩm, dược phẩm, phân tích môi trường, trong sản xuất…vv
+ Kỹ năng
– Sử dụng được các thiết bị, máy phổ biến trong các phòng thí nghiệm phân tích để kiểm tra phân tích các loại mẫu, nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm trong sản xuất công nghiệp, trong đời sống, hiệu chỉnh được một số sai lệch thông thường của các dụng cụ và thiết bị thí nghiệm phân tích hóa.
– Áp dụng được các kỹ năng thực hành, thực nghiệm về hoá học cơ bản và kỹ thuật phân tích các loại mẫu, nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm vàotrong các quy trình phân tích kiểm nghiệm các loại mẫu.
– Lựa chọn được quy trình phân tích hợp lý đảm bảo quá trình phân tích nhanh, chính xác.
– Giải quyết những vấn đề kỹ thuật phân tích thông thường trong sản xuất.
– Có kỹ năng áp dụng quá trình phân tích trong sản xuất của đơn vị tổ, ca, phân xưởng.
+ Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
– Có thể đảm nhận quản lý, điều hành một tổ sản xuất trong dây chuyền sản xuất thuộc lĩnh vực hóa phân tích, là cầu nối trung gian tin cậy giữa kỹ sư và công nhân trong nghiên cứu, sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ hóa phân tích.
– Có thể làm kỹ thuật viên tại các phòng hoá nghiệm, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, các cơ sở sản xuất kinh doanh.
– Kỹ thuật viên tại các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu, các công ty liên doanh có sử dụng kiến thức về hóa học và công nghệ hoá học.
– Có thể giảng dạy môn hóa học ở các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
- Công tác nghiên cứu khoa học
Thực hiện chủ trương của lãnh đạo trường trong việc đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, nhằm trang bị và nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn của cán bộ giáo viên và học sinh, sinh viên, trong những năm qua khoa đã tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, đã có nhiều bài báo đăng và gửi đăng trên tạp chí Hóa học và Tập san của Trường, thực hiện thành công nhiều đề tài NCKH,
Khoa thường xuyên tổ chức các Hội nghị khoa học, các buổi seminar với mục tiêu trao đổi những vấn đề liên quan tới chuyên môn, trao đổi học thuật, giới thiệu những vấn đề khoa học mới nhằm nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên, tạo diễn đàn để các tác giả, tập thể tác giả của khoa trình bày kết nghiên cứu khoa học theo ngành và lĩnh vực của mình, tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề để các giảng viên có thể trao đổi kiến thức thực tế tìm hiểu tại các cơ sở thực tập.
Các đề tài đã và đang thực hiện
1). Phân tích hàm lượng Asen trong một số mẫu nước sinh hoạt tại xã Thạch Sơn-Lâm Thao-Phú Thọ (Đề tài cấp trường năm 2009).
2). Nghiên cứu ứng dụng phân tích định tính cation bằng thuốc thử axit- bazo thay thế hệ thống phân tích với thuốc thử H2S (Đề tài cấp trường năm 2010).
3). Nghiên cứu thành phần bitecpenvà hoạt tính sinh học của chúng từ cây ngải tiên (Đề tài cấp trường 2011)
4). Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ HgO tới đặc tính của điện cực paste cacbon biến tính (Đề tài cấp trường năm 2012)
5). Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu (Đề tài cấp khoa năm 2012)
6) “Nghiên cứu điều chế vật liệu hấp phụ từ các phế thải nông nghiệp và ứng dụng phân tích lượng vết một số kim loại”(Đề tài cấp trường 2013)
7)“Nghiên cứu khả năng hấp phụ của vỏ trấu biến tính và ứng dụng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử xác định Cu, Pb, Zn, Cd trong một số mẫu nước sinh hoạt” (Đề tài NCKH cấp trường 2013)
8) “Nghiên cứu xác định lượng dư hóa chất bảo vệ thực vật Methamidophos trong một số mẫu chè tươi sau khi phun thuốc từ 1 đến 10 ngày bằng phương pháp sắc ký bản mỏng” (Đề tài NCKH cấp trường 2013)
9)“Tổng hợp và khảo sát đặc tính điện hóa của vật liệu oxit hai nguyên Mn-Ni bằng phương pháp sol-gel ứng dụng làm điện cực cho siêu tụ”. Đề tài NCKH cấp trường 2013.
- “Nghiên cứu làm giàu bằng kỹ thuật chiết pha rắn và ứng dụng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử xác định một số kim loại trong thực phẩm” (Đề tài NCKH cấp trường 2014)
- Nghiên cứu điều kiện tách hoạt chất Licopen và ß-caroten trong quả cà chua chin bằng phương pháp sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng” (Đề tài NCKH cấp trường 2014)
Hướng nghiên cứu
– Nghiên cứu biến tính các phụ phẩm của nông nghiệp (vỏ trấu, vỏ lạc…) nhằm tăng khả năng hấp phụ của vật liệu để từ vật phẩm dễ kiếm, rẻ tiền tạo ra một loại vật liệu biến tính có khả năng hấp phụ tốt các kim loại nặng dùng để xử lý môi trường.
– Phân tích các chỉ tiêu trong đất (chất lượng đất) để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới chất lượng cây trồng.
– Nghiên cứu xác định hàm lượng các kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, Zn, Mn, Hg, …) trong các đối tượng (thực phẩm, nước và nước thải).
– Quan trắc, phân tích và đánh giá chất lượng môi trường đất, nước, không khí…; Nghiên cứu phân tích kiểm tra để tiến hành các giải pháp công nghệ xử lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường;
– Nghiên cứu phát triển quy trình phân tích mới trong quan trắc môi trường và kiểm tra chất lượng: phụ gia trong thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả, môi trường,dư lượng kháng sinh, kim loại nặng và các độc tố trong thủy hải sản,các chất ô nhiễm vô cơ hữu cơ trong nguồn nước tự nhiên và nước thải.
Các bài báo khoa học
- Nghiên cứu sự tạo phức xúc tác của ion Mn2+ với a. Glutamic, Tạp chí Hóa học và ứng dụng, (2008).
- Nghiên cứu động học quá trình xúc tác phân hủy H2O2 bằng phức chât của Mn2+ với axit glutamic (glu) trong hệ H2O – Mn2+-glu-H2O2, Tạp chí khoa học và ứng dụng, số 8-2008.
- “Điện cực paste cacbon biến tính bằng HgO và ứng dụng trong phân tích von ampe hòa tan anot, phần 1”, Tạp chí phân tích hóa lý và sinh học, Tập 14, (số 3), tr.3-6, (2009)
- “Điện cực paste cacbon biến tính bằng HgO và ứng dụng trong phân tích von ampe hòa tan anot, phần 2”, Tạp chí phân tích hóa lý và sinh học, Tập 14, (số 4), tr.14-17, (2009).
- “Điện cực paste cacbon biến tính bằng HgO và ứng dụng trong phân tích von ampe hòa tan anot, phần 3”, Tạp chí phân tích hóa lý và sinh học, Tập 14, (số 4), tr.77-80, (2009).
- “Nghiên cứu mở rộng phạm vi ứng dụng của điện cực paste cacbon biến tính”, Tạp chí hóa học, T. 47 (5A), tr. 268-272, (2009).
- “Xác định Cd bằng phương pháp von ampe hòa tan hấp phụ catot trên điện cực paste cacbon biến tính bằng HgO”, Tạp chí hóa học, T. 47 (5A), tr.280-284.
- “ Xác định đồng thời chì và cadimi trên điện cực paste cacbon biến tính với HgO bằng phương pháp von ampe hòa tan hấp phụ catot”, Tạp chí phân tích hóa lý sinh học, Tập 15 (số 3), tr.54-57, (2010).
- “Rational synthesis of hierarchical Rh dendritic nanostructures”, tạp chí Angew. Chem. Int. Ed,(2010)
- Ứng dụng kỹ thuật chiết pha rắn (SPE) và phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử kỹ thuật ngọn lửa (F-AAS) xác định Cr (III) và Cr (VI) trong nước thải, Tạp chí hóa học, (2010).
- “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ vật liệu tới đặc tính của điện cực paste cacbon biến tính bởi HgO”, Tạp chí phân tích hóa lý sinh học, tập 17, số 3, tr 3-6, (2012)
- “The effects of annealing temperature on the supercapacitive behavior of sol-gel synthesized Mn-Ni binary oxide”, Journal of Chemistry, 49(2ABC), pp 282-287.(2011)
- “Study on supercapacitive behaviors of Co and Fe doped manganese oxides prepared by anodic electrodeposition”, Journal of Chemistry, 2(49), pp 255-259.(2011).
- “Chemical constituents of the rhizomes of Hedychium coronarium and their inhibitory effect on the pro-inflammatory cytokines production LPS-stimulated in bone marrow-derived dendritic cells”. Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters 21, 7460-7465.(2011)
- “Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số kim loại nặng của vỏ trấu biến tính bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử”. Tạp chí Hóa học, T.51, số 2C, 763-770,2013.
17.“Tách và làm giàu lượng vết Co2+ và Ni2+ từ mẫu nước bằng vỏ trấu biến tính và xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử” Tạp chí Hóa học (2013).
18.“Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích quang học để đánh giá khả năng hấp phụ Cr(VI) và Cr(III) của vỏ trấu biến tính” Tập san Khoa học và Công nghệ năm 2014, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.
19.“Ảnh hưởng của thành phần Ni, Co đến đặc tính điện hoá của vật liệu MnO2 tổng hợp theo phương pháp sol-gel ứng dụng trong siêu tụ”. Tập san Khoa học và Công nghệ số 3 năm 2013, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.
30.“Effect of annealing temperature on electrochemical characterization of binary Mn-Ni oxide films prepared by sol-gel method for supercapacitive applications”. Proceeding of The 5th regional conference on Chemical Enginering, Thailand (2013)
- Các hoạt động văn nghệ, thể thao
Khoa cũng đã đặc biệt quan tâm tới các hoạt động sinh viên như giải bóng chuyền, cầu lông sinh viên khoa Kỹ thuật phân tích, tổ chức giải văn nghệ sinh viên của khoa. Sinh viên tham gia các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn như Hội trại, hội diễn văn nghệ, giải bóng chuyền 20-11, hội diễn văn nghệ 19-5;
Đội bóng chuyền nam nữ sinh viên của khoa
Sinh viên khoa kỹ thuật phân tích tham gia văn nghệ chào mừng 20-11
Đội bóng chuyền nữ sinh viên thi đấu giải bóng chào mừng 20-11
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA

Khoa công nghệ hóa học
Ngày đăng: 22/11/2019
Khoa Công nghệ hóa học là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Từ ngày đầu thành lập năm 1956, nhà trường đã đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp cho các chuyên ngành của ngành Công nghệ hóa học gồm: Công nghệ hoá vô cơ, Công nghệ hoá nhuộm, Công nghệ sản xuất giấy. Năm 1980 cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trước yêu cầu cấp thiết về đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, khoa Công nghệ hóa học bắt đầu đào tạo kỹ thuật viên cấp cao cho các chuyên ngành Công nghệ hóa vô cơ, Công nghệ điện hóa, Công nghệ hóa hữu cơ, Máy và thiết bị hóa chất. Sau hơn 10 năm đào tạo, đội ngũ kỹ thuật viên cấp cao, những sinh viên tốt nghiệp ra trường đã được các doanh nghiệp trong và ngoài ngành đánh giá cao về năng lực chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng thực hành. Cũng từ thực tế đó, tháng 9-1995 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Quyết định cho trường chính thức được đào tạo trình độ Cao đẳng cho 04 chuyên ngành, trong đó khoa Công nghệ hóa học đào tạo 03 chuyên ngành: Công nghệ hoá vô cơ, Công nghệ hoá hữu cơ và Cơ khí hoá chất. Trước yêu cầu cấp thiết của sự phát triển các ngành nghề đào tạo, năm 1992 khoa bắt đầu đào tạo chuyên ngành Công nghệ vật liệu silicat, năm 1999 đào tạo chuyên ngành Công nghệ hóa môi trường và năm 2007 đào tạo thêm chuyên ngành Công nghệ hóa dược.
Ngày 20 tháng 1 năm 2011, trường Cao đẳng Hóa chất được Thủ tướng chính phủ nâng cấp thành trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, trong đó khoa Công nghệ Hóa học là khoa lớn nhất gồm có 6 bộ môn: Hóa đại cương, Hóa vô cơ – điện hóa, Hóa hữu cơ – hóa dầu, Hóa silicat, Máy và thiết bị hóa chất và Công nghệ kỹ thuật môi trường (Đầu năm 2014 bộ môn Công nghệ kỹ thuật môi trường tách ra thành khoa Công nghệ môi trường).
Hiện nay, Khoa có 5 bộ môn và 01 trung tâm: Hóa đại cương, Hóa vô cơ – điện hóa, Hóa hữu cơ – hóa dầu, Hóa silicat, Máy và thiết bị hóa chất và trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ Hóa học.
Tháng 5 năm 2017, Khoa Công nghệ Hóa học được Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép tuyển sinh đào tạo Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học với 03 chuyên ngành: Công nghệ hoá vô cơ, Công nghệ hoá hữu cơ và Công nghệ vật liệu silicat.
Khoa hiện có 45 cán bộ cơ hữu và thành viên, trong đó: PGS-TS: 03, Tiến sĩ 16, Thạc sĩ 20 , NCS 8, đang học Cao học 01 và Đại học 02. Giảng viên của Khoa hầu hết đều có bề dày kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhiều giảng viên của Khoa được đào tạo và thực tập chuyên môn ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga…. Giảng viên trong khoa luôn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ phục vụ tốt cho nhiệm vụ giảng dạy lý thuyết đồng thời hướng dẫn thực hành, thực tập tại Phòng thí nghiệm và các Công ty, Nhà máy đáp ứng được những yêu cầu cho sự phát triển kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.
LÃNH ĐẠO KHOA
1. Phó trưởng Khoa (Phụ trách Khoa): TS. Hoàng Thị Lý
Điện thoại: 0976.683.376
Email: hoanglychc@gmail.com;
CHUYÊN VIÊN PHỤ TRÁCH CÁC MẢNG NGHIỆP VỤ:
1. ThS. Nguyễn Thị Hoàng Ly – Trợ lý Khoa
Điện thoại: 0168.947.6067 Email: trucly2909@gmail.com
2. Nguyễn Văn Tuyên – Bí thư Liên chi đoàn Khoa
Điện thoại: 0166.871.7360 Email: nguyentuyen180193@gmail.com
CÁC BỘ MÔN TRỰC THUỘC
1. Bộ môn Hóa Vô cơ – Điện hóa
Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Mạnh Tiến
Tel: 0979.790.205 Email: manhtien25@gmail.com
Phó trưởng bộ môn: TS. Hà Mạnh Chiến
Tel: 0904.535.615 Email: hamanhchienbachkhoa@gmail.com
Phó Trưởng Bộ môn: TS. Mạc Đình Thiết
Tel: 0914.604.802 Email: macthiet@gmail.com
- Bộ môn Hóa Hữu cơ – Hóa dầu
Trưởng bộ môn: TS. Hoàng Thị Kim Vân
Tel: 0915.446.680 Email: hoangvan8868@gmail.com
Phó trưởng bộ môn: TS. Vũ Đức Cường
Tel: 0904.517.587 Email: vuduccuong1981@gmail.com
3. Bộ môn Máy và Thiết bị Hóa chất
Trưởng bộ môn: TS. Vũ Ngọc Minh
Tel: 01656.024.238 Email: habaominh.nj@gmail.com
Phó trưởng Bộ môn: ThS. Nguyễn Thị Hiền
Tel: 0972414270 Email:hienhcvui@gmail.com
- Bộ môn CNVL silicat
Phó trưởng Bộ môn ( Phụ trách bộ môn): ThS. NCS. Trần Thị Hoa
Tel: 0982.260.059 Email: hoachc@gmail.com
- Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và triển khai Công nghệ hóa học
Phó Giám đốc Trung tâm: ThS. NCS. Nguyễn Văn Khanh
Tel:0982.739.636 Email: khanhcnhh@gmail.com
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
– Cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao, tay nghề đạt chuẩn tham gia trực tiếp vào các nhà máy liên quan đến lĩnh vực Hóa học.
– Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản chung về hóa học, an toàn lao động, và các kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên ngành như công nghệ sản xuất các sản phẩm vô cơ (các loại phân bón hóa học; các loại muối khoáng, các hóa chất vô cơ cơ bản; chế biến các khoáng sản; các quá trình mạ; quá trình điện phân; phương pháp bảo vệ kim loại…), Công nghệ lọc hóa dầu, công nghệ chế biến dầu và khí, công nghệ sản xuất các hợp chất vô cơ, hữu cơ, công nghệ sản xuất các vật liệu polime-composite, sản xuất sơn, chất tẩy rửa tổng hợp, giấy,… vật liệu silicat (ximăng, gốm sứ thủy tinh…), công nghệ chế biến thực phẩm (lên men rượu, bia, nước giải khát), công nghệ bào chế thuốc, công nghệ các hợp chất thiên nhiên (tinh dầu, hương liệu, hóa mỹ phẩm) và các kiến thức chuyên sâu thuộc các chuyên ngành lựa chọn.
– Bồi dưỡng trình độ Ngoại ngữ và tin học để có thể làm việc trong môi trường Quốc tế.
- CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH SAU ĐẠI HỌC, ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
- Công nghệ Hóa vô cơ – điện hóa
- Công nghệ Nhiên liệu rắn
- Công nghệ Hóa hữu cơ – hóa dầu
- Công nghệ Vật liệu silicat
- Máy và thiết bị hóa chất
- Công nghệ Hóa dược
- Công nghệ Hóa thực phẩm
- Công nghệ Giấy và xenlulo
- CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC
- Công nghệ hóa vô cơ
- Công nghệ Hóa hữu cơ

Công khai thông tin văn bằng chứng chỉ năm 2014
Ngày đăng: 18/10/2019
1. Sổ bằng CĐLT tuyển sinh 2012, CĐ tuyển sinh 2011
2. Sổ bằng TCCN tuyển sinh 2012
3. Sổ cấp chứng chỉ quốc phòng CĐ tuyển sinh 2011 – CĐLT tuyển sinh 2012
4. Sổ cấp chứng chỉ thể chất CĐ tuyển sinh 2011 – CĐLT tuyển sinh 2012
5. Sổ cấp chứng chỉ tiếng anh CĐ tuyển sinh 2011 – CĐLT tuyển sinh 2012
6. Sổ cấp chứng chỉ tin học A CĐ tuyển sinh 2011 – CĐLT tuyển sinh 2012

Công khai Văn bằng chứng chỉ năm 2013
Ngày đăng: 18/10/2019
1. Vào số bằng CĐLT tuyển sinh 2013, CĐ tuyển sinh 2012
2. Vào sổ cấp bằng -H Liên thông tuyển sinh 2013
3. Vào sổ cấp bằng -H tuyển sinh 2011
4. Vào sổ cấp chứng chỉ quốc phòng-H tuyển sinh 2011-CĐ tuyển sinh 2012
5. Vào sổ cấp chứng chỉ thể chất ĐH tuyển sinh 2011-CĐ tuyển sinh 2012
6. Vào sổ cấp chứng chỉ tiếng anh trình độ A năm 2015
7. Vào sổ cấp chứng chỉ tiếng anh B CĐ tuyển sinh 2012, CĐ liên thông tuyển sinh 2013
8. Vào sổ cấp chứng chỉ Tin học B -H liên thông tuyển sinh 2013, -H tuyển sinh 2011
9. Vào sơ cấp chứng chỉ tin học A CĐ tuyển sinh 2012, CĐ liên thông tuyển sinh 2013
Công khai chuẩn đầu ra trình độ Đại học khóa tuyển sinh 2015
Ngày đăng: 18/10/2019
A. Công khai chuẩn đầu ra chung cho tất cả các ngành trình độ đại học TS 2015
B. Công khai chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo
1. Ngành CNKT MÔI TRƯỜNG
2. Ngành CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
3. Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
4. Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
5. Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN & TỰ ĐỘNG HÓA
6. Ngành CÔNG NGHỆ SINH HỌC
7. Ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
8. Ngành HÓA HỌC
9. Ngành KẾ TOÁN
10. Ngành NGÔN NGỮ ANH
11. Ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH
chun-u-ra-trnh–i-hc-2015—ha-hc.doc(15 KB)
chun-u-ra-trnh–i-hc-2015—ngn-ng-anh.doc(15 KB)
chun-u-ra-trnh–i-hc-2015.doc(56 KB)
chun-u-ra-trnh–i-hc-2015—cnkt-mi-trng.doc(16 KB)
chun-u-ra-trnh–i-hc-2015—cng-ngh-ha-hc.doc(20 KB)
chun-u-ra-trnh–i-hc-2015—cng-ngh-k-thut-c-kh.doc(14 KB)
chun-u-ra-trnh–i-hc-2015—cng-ngh-k-thut-in–in-t.doc(14 KB)
chun-u-ra-trnh–i-hc-2015—cng-ngh-k-thut-iu-khin-t-ng-ha.doc(14 KB)
chun-u-ra-trnh–i-hc-2015—cng-ngh-sinh-hc.doc(13 KB)
chun-u-ra-trnh–i-hc-2015—cng-ngh-thng-tin.doc(15 KB)

Danh sách các khoa đào tạo
Ngày đăng: 18/10/2019

Thông báo về việc trao học bổng cho các sinh viên ngành Công nghệ sinh học, Ngôn ngữ Anh khóa tuyển sinh năm 2015
Ngày đăng: 11/10/2019
THÔNG BÁO
Năm 2014 và 2015, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giao cho đào tạo thêm ở trình độ Đại học 02 ngành là: Công nghệ Sinh học và Ngôn ngữ Anh, Để động viên và khích lệ các thí sinh đăng ký xét tuyển và nhập học vào các ngành trên, trong kỳ tuyển sinh năm 2015, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì thông báo cấp 20 suất học bổng cho các thí sinh đăng ký xét tuyển và nhập học vào mỗi ngành:
TT |
Tên ngành |
Mã ngành |
Số lượng |
Số tiền |
1 |
Công nghệ Sinh học |
D420201 |
20 suất |
1.000.000 đồng/suất |
2 |
Ngôn ngữ Anh |
D220201 |
20 suất |
1.000.000 đồng/suất |
Quỹ học bổng trên được cấp cho 20 thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển và nhập học sớm nhất cho mỗi ngành.