Bộ môn Lý luận chính trị

Bộ môn lý luận chính trị

28 tháng 05, 2021 Ban biên tập nhà trường

Tên bộ môn: Bộ môn Lý luận chính trị

1. Địa chỉ liên hệ:

Bộ môn Lý luận chính trị, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

Phòng 108 – Nhà N1, Cơ sở Việt Trì – phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

2. Quản lý Bộ môn

TS. Bùi Ngọc Hà – Trưởng bộ môn

3. Các tổ môn trực thuộc

Tổ môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam & Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tổ môn Chủ nghĩa Mác- Lênin

4. Giới thiệu về bộ môn, chức năng, nhiệm vụ của bộ môn

4.1. Giới thiệu về bộ môn

- Quá trình thành lập và thành tích đạt được

Được hình thành từ năm 1997 với tư cách là một bộ môn trực thuộc giám hiệu, nhiệm vụ của bộ môn là giảng dạy các môn khoa học xã hội cho các hệ đào tạo cao đẳng, trung cấp tại trường. Khi mới thành lập bộ môn có 06 cán bộ giảng viên với trình độ cử nhân là chính. Đến năm 2005 phát triển thành một khoa với đội ngũ giảng viên ngày càng đông về số lượng, mạnh về chuyên môn đảm nhận vai trò giảng dạy các môn Khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Cùng với sự lớn mạnh không ngừng của nhà trường đến năm 2006 khoa phát triển thêm về số lượng giảng viên và hình thành khoa Kinh tế, đến năm 2008 mang tên Khoa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu đào tạo của Nhà trường, được sự quan tâm của Ban giám hiệu toàn thể cán bộ giáo viên trong khoa đã được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, số cán bộ có trình độ Thạc sĩ trong khoa ngày càng nhiều, nhu cầu đào tạo của nhà trường ngày càng lớn. Năm 2009 Hiệu trưởng nhà trường đã ra quyết định đổi tên Khoa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh thành Khoa Lý luận chính trị. Đến năm 2014, do yêu cầu nhiệm vụ giám hiệu nhà trường đã đổi tên thành Bộ môn Lý luận Chính trị trực thuộc Ban giám hiệu. Với thành tích đạt được như sau:

Năm học 2005 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hóa chất

Năm học 2006 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp

Năm học 2007 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hóa chất

Năm học 2008 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hóa chất

Năm học 2009 Bằng khen của BCH Công đoàn Công Thương Việt nam

Năm học 2011 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt T

Năm học 2012 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt T

Năm học 2012 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Năm học 2013 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt T

Năm học 2014 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt T

Năm học 2015 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt T

Năm học 2016 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt T

Năm học 2017 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt T

Năm học 2018 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt T

Năm học 2019 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt T

Năm học 2020 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt T

- Đội ngũ giảng viên

+ Tổng số cán bộ, giảng viên: 11 (trong đó 02 giảng viên kiêm nhiệm).

+ Về trình độ: Có 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ; 10 giảng viên có trình độ thạc sĩ.

4.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ môn

- Chức năng:

Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Thực hiện đào tạo theo sự phân công, phân cấp của trường và của bộ môn.

- Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ chính của bộ môn là xây dựng đề cương chi tiết các môn Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh dựa theo chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo, trực tiếp giảng dạy các môn học Triết học Mác- Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Giáo dục chính trị, Lịch sử các học thuyết kinh tế trong hệ thống chương trình đào tạo thạc sĩ, đại học, cao đẳng, liên thông trung cấp lên cao đẳng tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy của nhà trường.

Phân công giảng viên giảng dạy; quản lý giảng viên về nội dung, thời gian, phương pháp, chất lượng giảng dạy.

Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy.

Phối hợp với phòng Tổ chức - Hành chính thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên thuộc đơn vị.

Phối hợp các đơn vị chức năng thực hiện việc thi hết học phần, thi tốt nghiệp thuộc khoa quản lý theo kế hoạch chung của trường. Quản lý các tư liệu, tài liệu thuộc đơn vị.

Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ và duy trì kỷ luật lao động trong đơn vị

Quản lý và phân công việc ra đề kiểm tra và đề thi, việc coi thi, chấm thi theo đúng quy chế.

Phối hợp với các đơn vị tổ chức đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên, nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy.

Thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Các nội dung khác

5.1. Định hướng nghiên cứu

Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin.

Nghiên cứu xây dựng các đề tài NCKH phục vụ cho giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin.

Nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi thi hết học phần các môn học do Bộ môn quản lý.

Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy.

5.2. Kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học

            Trong những năm học vừa qua, tỷ lệ sinh viên thi kết thúc học phần các môn khoa học Mác - Lênin đạt loại giỏi, khá chiếm tỷ lệ cao.

Với nhiệm vụ giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh Bộ môn Lý luận chính trị đã góp phần đào tạo nên những thế hệ sinh viên vừa hồng vừa chuyên, có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần yêu nước, tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng và con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Song song với hoạt động dạy học, tập thể cán bộ giảng viên bộ môn Lý luận chính trị còn rất năng động và nhiệt tình trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức Hội thi Olympic các môn Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm giúp các em tìm hiểu sâu hơn các khái niệm lý luận, từ đó giúp các em vận dng kiến thức lý luận đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của bộ môn đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường, tích cực đóng góp trong sự phát triển chung của nhà trường.