Tin tức & sự kiện

GIỚI THIỆU VỀ KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

03 tháng 05, 2021

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Khoa Công nghệ môi trường là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, được thành lập từ ngày 10 tháng 2 năm 2014, tiền thân là Bộ môn Công nghệ Hóa môi trường thuộc Khoa Công nghệ hóa học. Bộ môn Công nghệ Hóa môi trường được thành lập từ năm 1999, thuộc trường Cao đẳng hóa chất với nhiệm vụ đào tạo hệ Cao đẳng chuyên ngành Công nghệ hóa môi trường. Ngày 20 tháng 1 năm 2011, trường Cao đẳng Hóa chất được Thủ tướng chính phủ nâng cấp thành trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, năm học 2011 - 2012 Bộ môn Công nghệ hóa môi trường bắt đắt đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường với 2 chuyên ngành Công nghệ môi trường và Quản lý môi trường. Do quy mô phát triển của nhà trường, nên ngày 10 tháng 2 năm 2014 Bộ môn Công nghệ Hóa môi trường thuộc Khoa Công nghệ hóa học được tách ra để thành lập Khoa Công nghệ môi trường. Năm học 2015 - 2016 Khoa bắt đầu đào tạo đại học ngành Công nghệ sinh học với 03 chuyên ngành Công nghệ sinh học, Công nghệ sinh học môi trường và Công nghệ sinh học thực phẩm. Trải qua 17 năm đào tạo hệ Cao đẳng và 8 năm đào tạo hệ đại học, Khoa Công nghệ môi trường đã đào tạo được hàng nghìn kỹ thuật viên hiện đang công tác tại các Trung tâm, Sở tài nguyên và môi trường, phòng kỹ thuật về kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất. Các học sinh, sinh viên của khoa khi ra trường đều được các cơ sở sản xuất đánh giá cao về kiến thức, kỹ năng cũng như ý thức kỷ luật công nghiệp. Có nhiều người đã và đang giữ vai trò trọng trách quan trọng trong các cơ quan nhà nước và các cơ sở sản xuất.

Khoa Công nghệ môi trường có 17 cán bộ và giảng viên, trong đó có 3 tiến sỹ, 13 thạc sỹ (trong đó có 02 nghiên cứu sinh tại Liên bang Nga) và 01 đại học. Số giảng viên có trình độ sau đại học chiếm trên 94 %. Trong mỗi năm học, nhà trường đã mời các Giáo sư, Tiến sĩ của các trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ xạ hiếm… tham gia giảng dạy và hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho sinh viên của khoa.
Với mục tiêu là địa chỉ tin cậy cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật môi trường, các thế hệ thầy cô giáo và cán bộ của Khoa Công nghệ môi trường đã làm việc hết mình cho mục tiêu phát triển, xây dựng một môi trường năng động và thân thiện, đào tạo gắn liền với nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong thực tế. Với tinh thần hợp tác để cùng phát triển, khoa Công nghệ môi trường rất mong được sự hợp tác của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu và sản xuất vì mục tiêu phát triển chung.

II. CÁC NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

Khoa Công nghệ môi trường đào tạo 02 ngành:

- Công nghệ kỹ thuật môi trường

- Công nghệ sinh học
1. Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường (gồm 2 chuyên ngành: Quản lý tài nguyên môi trường và Công nghệ môi trường)

1.1. Chuyên ngành Quản lý tài nguyên môi trường
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý tài nguyên môi trường có khả năng phân tích, đánh giá, tư vấn và đề xuất giải pháp cho các vấn đề thuộc các lĩnh vực sau:
- Quản lý môi trường đô thị;
- Quản lý môi trường các khu công nghiệp và khu chế xuất;
- Quản lý thông tin môi trường và quy hoạch môi trường;
- Quản lý chất thải rắn sinh hoạt độ thị
- Quản lý chất thải nguy hại;
- Đánh giá tác động môi trường và xã hội;
- Kinh tế và kiểm toán môi trường;
- Biến đổi khí hậu và Đa dạng sinh học;
- Du lịch Sinh thái;
- Quy hoạch tổng hợp và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên;
- ISO 14001;
- Quan trắc, Phân tích, xử lý số liệu môi trường;
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí, tiếng ồn);
- Pháp luật tài nguyên và môi trường;
- Truyền thông môi trường;
- Thanh tra bảo vệ môi trường;
- Sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường;
- Quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: đất, nước, rừng, biển…
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý tài nguyên môi trường có thể làm việc tại:
- Viện, trường Đại học hoặc trung tâm đào tạo và nghiên cứu về quản lý tài nguyên và môi trường;
- Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, Giao thông công chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công ty Môi trường đô thị, các phòng/ ban quản lý đô thị thuộc quận, huyện;
- Ban quản lý dự án, các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến môi trường đô thị, môi trường công nghiệp, quản lý tài nguyên môi trường và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Cảnh sát môi trường;
- Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung;
- Các cơ quan kiểm định, các phòng thí nghiệm phân tích quan trắc đánh giá chất lượng môi trường;
- Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường, trung tâm y tế dự phòng;
- Trung tâm tư vấn xây dựng và dịch vụ.
1.2. Chuyên ngành Công nghệ môi trường 
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ môi trường có khả năng làm việc thuộc các lĩnh vực sau:
- Chỉ đạo, tổ chức tại các bộ phận kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường;
- Thiết kế công nghệ, tổ chức thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải khí, lỏng, rắn…, các công trình sản xuất sạch hơn;
- Tiếp nhận, triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng của môi trường;
- Tiếp nhận, triển khai các các công trình cấp nước sạch, khí sạch cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; Phát triển ứng dụng Công nghệ môi trường trong sản xuất và đời sống dân dụng;
- Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các lĩnh vực về công nghệ môi trường;
- Kiểm định, phân tích quan trắc đánh giá chất lượng môi trường;
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ môi trường có thể làm việc tại:
- Viện, trường Đại học hoặc trung tâm đào tạo và nghiên cứu về công nghệ môi trường;
- Trung tâm Bảo vệ môi trường, cơ quan quản lý môi trường, Trung tâm về kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường và kiểm soát môi trường;
- Các công ty như cấp - thoát nước;
- Trung tâm tư vấn thiết kế hệ thống xử lý môi trường, nuôi trồng thủy sản;
- Các nhà máy công nghiệp thuộc lĩnh vực hóa chất;
- Các cơ quan quy hoạch, khai thác khoáng sản;
2. Ngành Công nghệ sinh học (gồm 3 chuyên ngành: Công nghệ sinh học, Công nghệ sinh học môi trường và Công nghệ sinh học thực phẩm)
2.1. Chuyên ngành Công nghệ sinh học 
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sinh học có khả năng làm việc thuộc các lĩnh vực sau:
- Lựa chọn hoặc tạo mới tác nhân sinh học,
- Thiết kế công nghệ và vận hành hệ thống công nghệ chuyển hóa nguyên liệu sinh học thành sản phẩm ngành công nghiệp bao gồm như dược phẩm, vaxin, enzyme, protein, nhiên liệu sinh học, hóa chất, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, thành phần thực phẩm chức năng;
- Thiết kế công nghệ, tổ chức thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học và các công trình công nghệ sinh học thực phẩm;
- Nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận và triển khai các công nghệ mới thuộc các lĩnh vực về công nghệ sinh học;
- Chỉ đạo, tổ chức tại các bộ phận kiểm tra thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học;
- Kiểm định, phân tích đánh giá chất lượng các sản phẩm công nghệ sinh học;
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sinh học có thể:
- Đảm nhận về  kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm sản phẩm công nghệ sinh học tại các đơn vị sản xuất trong các lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Dược liệu, Chế biến và bảo quản thực phẩm, xử lý môi trường...;
- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học của các Bộ, Ngành, hoặc các địa phương;
- Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học ở các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học, Cao đẳng...;
- Trung tâm tư vấn thiết kế các lĩnh vực của công nghệ sinh học;
- Các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở  đào tạo nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học.
2.2. Chuyên ngành Công nghệ sinh học môi trường
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sinh học môi trường có khả năng làm việc thuộc các lĩnh vực sau:
- Chỉ đạo, tổ chức tại các bộ phận kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường;
- Thiết kế công nghệ, tổ chức thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải khí, lỏng, rắn…, các công trình sản xuất sạch hơn bừng phương pháp sinh học;
- Tiếp nhận, triển khai các công nghệ sinh học mới nhằm nâng cao chất lượng của môi trường;
- Tiếp nhận, triển khai các các công trình cấp nước sạch, khí sạch cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt;

- Phát triển ứng dụng Công nghệ sinh học môi trường trong sản xuất và đời sống dân dụng;
- Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các lĩnh vực về công nghệ sinh học môi trường;
- Kiểm định, phân tích quan trắc đánh giá chất lượng môi trường;
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sinh học môi trường có thể làm việc tại:
- Viện, trường Đại học hoặc trung tâm đào tạo và nghiên cứu về công nghệ môi trường;
- Trung tâm Bảo vệ môi trường, cơ quan quản lý môi trường, Trung tâm về kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường và kiểm soát môi trường;
- Các công ty như cấp - thoát nước;
- Trung tâm tư vấn thiết kế hệ thống xử lý môi trường, nuôi trồng thủy sản;
- Các nhà máy công nghiệp thuộc lĩnh vực hóa chất;
- Các cơ quan quy hoạch, khai thác khoáng sản;
2.3. Chuyên ngành Công nghệ sinh học thực phẩm
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sinh học thực phẩm có khả năng làm việc thuộc các lĩnh vực sau:
- Chỉ đạo, tổ chức tại các bộ phận kiểm tra thuộc lĩnh vực sinh học thực phẩm;
- Thiết kế công nghệ, tổ chức thi công, vận hành các công trình công nghệ sinh học thực  phẩm;
- Tiếp nhận, triển khai các công nghệ sinh học thực phẩm mới nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm;
- Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các lĩnh vực về công nghệ sinh học thực phẩm trong sản xuất và đời sống dân dụng;
- Kiểm định, phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm;
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sinh học thực phẩm có thể làm việc tại:
- Các cơ sở sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm như: Chế biến và bảo quản thịt, sữa, thủy hải sản, cà phê, chè, đồ hộp...
- Trung tâm tư vấn thiết kế công nghệ thực phẩm;
- Các cơ quan quản lý chất lượng thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm...
- Các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở  đào tạo nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.

III. CƠ SỞ VẬT CHẤT

Khoa Công nghệ Môi trường quản lý 02 phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm công nghệ môi trường và phòng thí nghiệm công nghệ sinh học thực phẩm. Các phòng thí nghiệm có đầy đủ trang thiết bị, máy móc, dụng cụ để các cán bộ, giảng viên, những nhà khoa học trong và ngoài trường đến làm việc, nghiên cứu, triển khai và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ;
Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ và đào tạo trong một số lĩnh vực chuyên môn có điều kiện và khả năng thực hiện;

Triển khai các hoạt động thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.
1. Phòng thí nghiệm Công nghệ môi trường:
Thực hiện các bài thực hành chuyên ngành Công nghệ môi trường  và công nghệ sinh học môi trường như: xử lý nước cấp, xử lý nước thải, xử lý khí thải, cải tạo đất, vi sinh kỹ thuật môi trường. Thực hiện quan trắc và phân tích các chỉ tiêu môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải...), môi trường không khí, môi trường đất, chất thải rắn, môi trường sinh thái và tiếng ồn; Phân tích và đánh giá chất lượng nước - nước thải, đất, bùn, chất thải rắn. Phân tích và đánh giá chất lượng không khí, khí thải, ô nhiễm không khí. Phân tích hàm lượng độc tố, dư lượng kháng sinh và thuốc bảo vệ thực vật trong cây trồng, vật nuôi và trong các môi trường đất và nước; Phân tích các chỉ tiêu vi sinh gây bệnh trong nước uống, nước sinh hoạt, nước thải… nhằm đánh giá tình trạng vệ sinh, tình trạng ô nhiễm, ngộ độc về mặt vi sinh như: tổng số vi sinh vật, Coliform, E.Coli,…; Phân tích các chỉ tiêu vi sinh trong chế phẩm sinh học như: Bacillus subtilis, Lactobacillus; Phân tích các chỉ tiêu vi sinh gây bệnh trong lương thực, thực phẩm ở nông, lâm, thủy, hải sản.
2.  Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học:
Thực hiện các bài thực hành chuyên ngành Công nghệ sinh học và Công nghệ sinh học thực phẩm như: hóa sinh và vi sinh, sinh hóa miễn dịch, nuôi cấy và thu nhận các chủng vi sinh vật công nghiệp, thu chế phẩm enzim, bảo quản và chế biến thực phẩm, chế biến các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm lên men cổ truyền, điều chế rượu bia, công nghệ sinh học chế biến thủy hải sản. Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu của thực phẩm trong công nghệ thực phẩm…
Các phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho thực hành và nghiên cứu khoa học như: Máy lắc ngang, thiết bị lấy mẫu nước theo độ sâu, tủ sấy, lò nung, kính hiển vi, máy đo đọ bụi, tiết bị phá mẫu bằng vi sóng, lò vi sóng, máy quang phổ hồng ngoại, tủ nuôi cấy vi sinh, máy chưng cất đạm, máy phá mẫu nitơ, tủ ủ BOD, máy ly tâm, quang phổ so mầu nhanh, máy đo pH, máy đo DO, máy đo độ đục, bộ lọc chân không, máy cất nước 2 lần, cân phân tích, tủ ấm lạnh, bể ổn nhiệt, máy lọc chân không, thiết bị lạnh, buồng nuôi cấy vi sinh, thiết bị lọc vi sinh, kính hiển vi sinh học, hệ thống thiết bị lên men, bộ vô cơ phá mẫu…

IV. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA CÁN BỘ GIẢNG VIÊN TRONG KHOA

1. Đề tài - Dự án tiêu biểu

- Đánh giá khả năng ứng dụng của chủng tảo Spirulina platensis trong xử lý nước thải công nghiệp - Năm 2014 - 2015

- Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống aeroten (quy mô pilot) phục vụ công tác thí nghiệm thực hành về xử lý nước thải của sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật môi trường - Năm 2014 - 2015

- Nghiên cứu hoạt tính xúc tác của một số oxit kim loại chuyển tiếp cố định trên nền polyme trong xử lý nước thải chứa lưu huỳnh - Năm 2014 – 2015

- Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion Chì và Đồng trên tảo Spirulina platensis - Năm 2015 – 2016

- Nghiên cứu kích thích phát triển quần thể vi sinh vật ứng dụng trong xử lý nước thải bằng muối của acid bis(oxymethyl)phosphinic - Năm 2015 – 2016

- Nghiên cứu xử lý khí thải chứa lưu huỳnh bằng phương pháp oxi hóa pha lỏng có xúc tác - Năm 2017- 2018

- Nghiên cứu tái sinh than hoạt tính trong công nghiệp sản xuất trinitrotoluen (TNT) bằng sóng điện từ và dòng Nitơ bị ion hóa - Năm 2017- 2018

- Nghiên cứu chế tạo tháp lọc sinh học trong xử lý nước thải sinh hoạt quy mô phòng thí nghiệm tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì -  Năm 2017- 2018

- Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải đỏ từ công nghiệp sản xuất thuốc nổ TNT - -  Năm 2017- 2018

- Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Polyme siêu thấm từ phế liệu (rơm, rạ) để ứng dụng trong nông nghiệp - Năm 2017- 2018

2. Bài báo tiêu biểu

- Akhmadullin R.M., Bui Dinh Nhi, Akhmadullina A.G., Samuilov IA.D. (2012), “Catalytic activity of metal oxides with variable valency, inflicted on a polymeric matrix in sodium hydrosulfide oxidation reaction”, Herald of the Kazan. Technol. University, V.15(1), pp. 50-54. (Tiếng Nga).

- Akhmadullin R.M., Bui Dinh Nhi, Akhmadullina A.G. (2012), “Research in binary compositions in mixtures of oxides of transition metals, applied to the polymer matrix, in the reaction of the oxidation of sodium sulfide”, Journal of Butlerov Communications, V.30(5), pp. 94-97. (Tiếng Nga).

- Akhmadullin R.M., Bui Dinh Nhi, Akhmadullina A.G. (2012), “The Study of Multi-Component Catalysts Based on Oxides of Transition Metals Deposited on the Polymer Matrix, in the Oxidation of Sulfur Compounds”, Journal of Butlerov Communications, V.32(12), pp. 155-158. (Tiếng Nga).

- Agzamov P.Z, Russkov D.V, Minh Thi Thao, Sirotkin A.S, Spiridonova R.R. (2012), “Khả năng phân hủy sinh học của vật liệu composite từ polyethylene”, Herald of the Kazan. Technol. University, V.18, pp. 155-159. (Tiếng Nga).

- Minh Thi Thao, Spiridonova R.R., Ivanova A.V., Kochnev A.M. (2012), “Ảnh hưởng của chất ổn định nhiệt tới tính chất của composite từ polyethylene và polycaproamide”, Herald of the Kazan. Technol. University, V.15, pp. 187-190. (Tiếng Nga).

- Bùi Đình Nhi, Akhmadullin R.M, Akhmadullina A.G., Samuilov IA.D. (2012), “Hoạt tính xúc tác của các oxit kim loại chuyển tiếp cố định trên nền polymer trong phản ứng oxi hóa Natri Sunfua (Na2S)”, Tạp chí hóa học, T.50(2), Tr. 219-222.

- Nguyen Minh Tuan, FENG Nianjie, ZHAI Huamin (2013), "Synthesis of superabsorbent material by grafting copolymerization of rice straw with acrylic acid using KPS-CAN-NaHSO3 as the complex initiator", Journal of Nanjing Forestry University (Natural Sciences Edition), 37(5), pp. 129-133.

Website: http://www.oriprobe.com/journals/njlydxxb/2013_5.html

- Bui Đinh Nhi, Akhmadullin R.M, Akhmadullina A.G., Aghajanian S.I. (2014), “Investigation of factors influencing sodium sulfide oxidation in the presence of polymeric heterogeneous catalysts of transition metal oxides”, Journal of Sulfur Chemistry, V. 35(1), pp. 74-85. (Tạp chí ISI).

- Minh Thị Thảo, Bùi Đình Nhi, Vũ Đình Ngọ, Đàm Thị Thanh Hương (2014), “Nghiên cứu tính chất và khả năng phân hủy sinh học của composite trên cơ sở polyethylene và polyamide-6”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T.19(4), Tr. 1-9.

- Minh Thị Thảo, Bùi Đình Nhi, Đàm Thị Thanh Hương, Đoàn Thị Oanh (2015), “ Đánh giá khả năng loại bỏ nitrat va photphat của chủng tảo Spirulina platensis”, Đặc san KHCN Trường DHCNVT, T.2, Tr.21-28.

- Bui Dinh Nhi, Minh Thi Thao, Vu Dinh Ngo, Dam Thi Thanh Huong (2015), “The Oxidation of Sulfur-Containing Compounds Using Heterogeneous Catalysts of Transition Metal Oxides Deposited on the Polymeric Matrix”, The International Workshop on Nanoscience and Nanotechnology: Opportunities for Academia & High Tech Industry, Joint 4th Asia-Pacific Chemical and Biological Microfluidics Conferences, IWNN-APCBM 2015, p.216.

- Minh Thi Thao, Sirotkin A.S., Spiridonova R.R., Tran Dai Lam, Bui Dinh Nhi, Vu Dinh Ngo (2015), “Effect of Acetate Group Content in Ethylene-Vinyl Acetate Copolymer on Properties of Composite Based on Low Density Polyethylene and Polyamide-6”, IWNN-APCBM 2015, p.196.

- Bui Dinh Nhi, Vu Dinh Ngo, Minh Thi Thao, Dam Thi Thanh Huong, Tran Thi Hang (2016), “The Oxidation of Sulfur-Containing Compounds Using Heterogeneous Catalysts of Transition Metal Oxides Deposited on the Polymeric Matrix”, Journal of Electronic Materials, V.45(5), pp. 2316–2321. (Tạp chí ISI).

- Bui Dinh Nhi, Vu Dinh Ngo, Minh Thi Thao, Dam Thi Thanh Huong, Regina R.S., Sirotkin A.S. (2016), “Effect of Acetate Group Content in Ethylene-Vinyl Acetate Copolymer on Properties of Composite Based on Low Density Polyethylene and Polyamide-6”, International Journal of Polymer Science, Volume 2016, Article ID 3149815, 8 pages, DOI: http://dx.doi.org/10.1155/2016/3149815. (Tạp chí ISI).

- Bùi Đình Nhi, Vũ Đình Ngọ , Minh Thị Thảo , Đàm Thị Thanh Hương (2016), Nghiên cứu khả năng kích thích vi sinh vật của muối guanibiphos trong xử lý hiếu khí nước thải công nghiệp, Đặc san KH & CN Trường ĐHCN Việt Trì, Số 02, tr. 34-37.

- Bui Dinh Nhi, Minh Thi Thao, Vu Dinh Ngo, Dam Thi Thanh Huong (2016), “Establishment of Regional Mechanism for Centralized Management of Contruction Waste in Viet Nam”, The 3rd 3RINCs 3R International Scientific Conference on Material Cycles and.

- Bùi Đình Nhi, Vũ Đình Ngọ, Minh Thị Thảo, Đàm Thị Thanh Hương (2016). Nghiên cứu khả năng kích thích vi sinh vật của muối Guanibiphos trong xử lý hiếu khí nước thải công nghiệp. Kỷ yếu hội nghị khoa học chào mừng kỷ niệm 60 năm truyền thống đào tạo 1956 – 2016. tr.131-136.

- Minh Thị Thảo, Bùi Đình Nhi, Đàm Thanh Hương, Vũ Đình Ngọ (2016). Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion chì và đồng trên tảo Spirulina Platensis. Kỷ yếu hội nghị khoa học chào mừng kỷ niệm 60 năm truyền thống đào tạo 1956 – 2016. tr.137-145

- Minh Thị Thảo, Bùi Đình Nhi, Đàm Thị Thanh Hương, Vũ Đình Ngọ, Trần Thị Hằng (2017), “Nghiên cứu khả năng kích thích vi sinh vật của muối Guanibiphos trong xử lý hiếu khí nước thải trong phòng thí nghiệm”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T.22(1), Tr. 100-106.

- Minh Thị Thảo, Bùi Đình Nhi, Đàm Thị Thanh Hương, Vũ Đình Ngọ, Đoàn Thị Oanh (2017), “Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion Chì  và Đồng trên tảo Spirulina platensis”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T.22(1), Tr. 126-133.

- Minh Thị Thảo, Bùi Đình Nhi, Đàm Thị Thanh Hương, Vũ Đình Ngọ, Trần Thị Hằng (2017), “Nghiên cứu khả năng kích thích vi sinh vật cảu muối Guanibiphos trong xử lý nước thải dệt nhuộm”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T.22(1), Tr. 154-160.

- Bùi Đình Nhi, Minh Thị Thảo, Đàm Thị Thanh Hương  (2017), “Nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục tại các trường đại học bằng TQM”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đào tạo kỹ sư, cử nhân và sau đại học thuộc lĩnh vực kỹ thuật hóa học phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” do Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì phối hợp cùng Hội hóa học và Hội Khoa học kỹ thuật Phân tích hóa, lý và sinh học tổ chức, tr. 83-84.

- Minh Thị Thảo, Bùi Đình Nhi , Đàm Thị Thanh Hương (2017), Gắn kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đào tạo kỹ sư, cử nhân và sau đại học thuộc lĩnh vực kỹ thuật hóa học phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” do Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì phối hợp cùng Hội hóa học và Hội Khoa học kỹ thuật Phân tích hóa, lý và sinh học tổ chức, tr. 144-148.

- Nguyễn Minh Tuấn (2017), “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đào tạo kỹ sư, cử nhân và sau đại học thuộc lĩnh vực kỹ thuật hóa học phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” do Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì phối hợp cùng Hội hóa học và Hội Khoa học kỹ thuật Phân tích hóa, lý và sinh học tổ chức, tr. 204-207.