Tin tức & sự kiện

Ngành Công nghệ sinh học - Hướng đi mũi nhọn trong cuộc cách mạng 4.0

19 tháng 07, 2022 Ban biên tập nhà trường

Thế kỷ XXI được gọi là “kỷ nguyên” của Công nghệ sinh học khi các quốc gia trên thế giới đua nhau phát triển lĩnh vực mũi nhọn này, nhất là trong bối cảnh cuộc sống con người dần “thiếu an toàn” do dịch bệnh gia tăng, tình trạng kháng thuốc kháng sinh hay các thực phẩm chứa hóa chất độc hại,... Tại Việt Nam, ngành công nghệ sinh học nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay đến 2030 của Bộ Khoa học và Công nghệ với hơn 500 doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động. Theo thống kê của Viện chiến lược và chương trình Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đến năm 2025, Việt Nam cần ít nhất 25.000 lao động chất lượng cao và chuyên sâu trong lĩnh vực này. Do đó, thị trường lao động trong lĩnh vực công nghệ sinh học được nhận định là có tiềm năng phát triển rất lớn cả trong nước và quốc tế..

Công nghệ sinh học là lĩnh vực kết hợp công nghệ, quy trình kỹ thuật hiện đại cùng nền tảng khoa học trong sinh học (vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật) nhằm sản xuất và tạo ra các sản phẩm sinh học chất lượng cao. Trong nông nghiệp, công nghệ sinh học được nghiên cứu để ứng dụng trong việc ứng dụng công nghệ vi sinh nhằm cải thiện hệ thống tiêu hóa, nâng cao năng suất vật nuôi; hay phát triển các giống cây trồng biến đổi gen, tăng sức đề kháng của cây đối với sâu bệnh và cỏ dại,… góp phần mang đến cơ hội tiếp cận nguồn thực phẩm phong phú, bổ dưỡng và thu nhập cao hơn cho người dân cũng như bảo vệ môi trường đất và nước nhờ việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu và các chất hóa học. Trong dược học, việc nghiên cứu, chủ động sản xuất vắc-xin giúp tăng cường khả năng miễn dịch của con người chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như Covid-19, SARS, cúm gia cầm, virus viêm gan..., hay các chế phẩm sinh học hỗ trợ điều trị bệnh chính là những thành tựu của công nghệ sinh học trong lĩnh vực dược học. Không những vậy, công nghệ sinh học còn được ứng dụng trong lĩnh vực y học nhằm hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý,… Để giúp các sinh viên có đầy đủ cả về mặt kiến thức và kỹ năng, dễ dàng tìm được công việc phù hợp sau khi ra trường, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì không ngừng đổi mới nội dung, chương trình đào tạo.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì có thể đảm nhận các vị trí: Quản lý và phụ trách kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học thực phẩm và công nghệ sinh học môi trường; Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu về công nghệ sinh học, công nghệ sinh học thực phẩm và công nghệ sinh học môi trường; Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học thực phẩm và công nghệ sinh học môi trường; Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến công nghệ sinh học của các Ngành, các Bộ cũng như các cơ sở sản xuất trong nước và nước ngoài; Làm việc ở các trung tâm, tỉnh, thành phố như làm chuyên viên về công nghệ sinh học và công nghệ sinh học môi trường.

Nếu các em yêu thích nghiên cứu, khám phá những điều mới mẻ liên quan đến Công nghệ sinh học hãy nhanh tay đăng ký ngành Công nghệ sinh học tại VUI để bắt kịp xu thế thời đại!

Chúng tôi chào đón các em tại Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì!

Mọi chi tiết liên quan đến công tác tuyển sinh xin liên hệ:

Phòng Công tác sinh viên và Tuyển sinh, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

Cơ sở Việt Trì: Số 11, đường Tiên Sơn, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Cơ sở Lâm Thao: Xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Hotline: 0982 015 725; 0989 323 383; 0977 414 858

Website: www.vui.edu.vn

Facebook: Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì (VUI)