Nghiên cứu khoa học

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ VỚI CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ TRÊN TẠP CHÍ QUỐC TẾ

03 tháng 05, 2021

Tạp chí quốc tế ISI là tạp chí có uy tín hàng đầu thế giới. Các công trình khoa học công bố trên Tạp chí này đạt trình độ nghiên cứu cơ bản xuất sắc, có tính đột phá, có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với cộng đồng khoa học và mà còn cả xã hội. Trên thế giới, số lượng bài báo xuất bản trên tạp chí ISI không chỉ là chỉ số đánh giá phát minh và tài năng cá nhân các nhà khoa học mà còn đánh giá trình độ khoa học của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, thậm chí cả trình độ khoa học của một quốc gia. Quy trình được đăng bài trên tạp chí này tương đối khắt khe và tỷ lệ bài bị từ chối bởi những tạp chí như ISI là rất cao. Chính vì thế, một nghiên cứu khoa học được đăng ở ISI có giá trị và ảnh hưởng rất lớn.

Tạp chí ISI thường đăng các công trình nghiên cứu thuộc hầu hết các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Tất cả công trình phải đảm bảo tiêu chí đột phá, mở ra một hướng nghiên cứu mới hay ứng dụng phục vụ xã hội loài người.

Sau khi các nhà nghiên cứu gửi bài đến tạp chí này, ban biên tập sẽ xét duyệt kỹ càng. Sau đó, các bài báo còn lại được gửi đến các chuyên gia hàng đầu thế giới trong cùng lĩnh vực để phản biện kín. Cuối cùng, chỉ còn rất ít các công trình được lựa chọn để đăng. Các công trình phải bổ sung, chỉnh sửa theo gợi ý của chuyên gia và theo yêu cầu của ban biên tập trước khi được công bố trên tạp chí.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, những người có bài đăng trên tạp chí ISI thường có cơ hội nhận được giải thưởng cao trong khoa học. Các công trình xuất hiện trên tạp chí đó được coi là thành quả khoa học có giá trị nhất trong số hàng triệu nghiên cứu khoa học hàng năm. Việc công bố những công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế chắc chắn là có nhiều lợi ích cho trường Đại học Công nghiệp Việt Trì nói riêng và khoa học Việt Nam nói chung. Trước tiên nó giúp cho các nhà nghiên cứu tạo ra thói quen làm khoa học và tự tin viết bài gửi đăng. Tiếp theo, việc công bố trên các tạp chí này sẽ giúp cộng đồng làm nghiên cứu quốc tế cũng như các nhà xuất bản và các ban biên tập của các tạp chí này biết nhiều hơn về khoa học Việt Nam, theo thời gian sẽ giúp nâng cao uy tín của các công trình công bố của Việt Nam và khoa học Việt Nam cũng dần phát triển theo.

Trong những năm gần đây đội ngũ các nhà khoa học thuộc trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã có nhiều bài báo, công trình được công bố trên các tạp chí, Hội nghị, Hội thảo Quốc tế. Điển hình là hai Nhà khoa học TS. Trần Thị Hằng, Trưởng khoa Công nghệ Hóa học và TS. Nguyễn Tiến Khí, Phó giám đốc Trung tâm ứng dụng kỹ thuật phân tích.

DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TS. TRẦN THỊ HẰNG:

1. T. Kaneko, M. Matsusaki, H. T. Tran, M. Akashi “Thermotropic Liquid-Crystalline Polymer Derived from Natural Cinnamoyl Biomonomers” Macromol. Rapid Commun., 2004, 25, 673-677.

2. M. Matsusaki, H. T. Tran, T. Kaneko, M. Akashi “Enhanced effects of lithocholic acid incorporation into liquid-crystalline biopolymer poly(coumaric acid) on structural ordering and cell adhesion” Biomaterials, 2005, 26, 6263-6270.

3. T. Kaneko, H. T. Tran, M. Matsusaki, M. Akashi “Biodegradable LC Oligomers with Cranked Branching Points Form Highly-Oriented Fibrous Scaffold for Cytoskeletal Orientation” Chem. Mater. 2006, 18, 6220-6226.

4. T. Kaneko, H. T. Tran, D. J. Shi, M. Akashi “Environmentally-Degradable, High-Performance Thermoplastics from Multifunctional Phenolic Phytomonomers, Nature Materials, 2006, 5, 966-970.

5.  M. Akashi, H. T. Tran “Biobased Engineering Plastics Polymer 2006, 55, 870-873” (in Japanese).

6.  H. T. Tran, M. Matsusaki, D. J. Shi, T. Kaneko, M. Akashi “Synthesis and Properties of Coumaric Acid Derivatives Homopolymers” J. Biomater. Sci. Polym. Edn. 2008, 19(1), 75-85.

7.  H. T. Tran, M. Matsusaki, M. Akashi “Thermally Stable and Photoreactive Polylactides by the Terminal Conjugation of Bio-based Caffeic Acid”, Chem.Commun. 2008, 33, 3918-3920.

8.  H. T. Tran, M. Matsusaki, M. Akashi “Development of Photoreactive Degradable Branched Polyesters with High Thermal and Mechanical Properties”, Biomacromolecules 2009,10, 766-772.

9.  H. T. Tran, M. Matsusaki, M. Akashi “Photoreactive Polylactide Nanoparticles by the Terminal Conjugation of Bio-based Caffeic Acid”, Langmuir, 2009,25, 10567-10574.

10. H. T. Tran, M. Matsusaki, M. Akashi “Mechanism of High Thermal Stability of Commercial Polyesters anf Polyethers Conjugated with Bio-based Caffeic Acid” J. Polym. Sci. Part A: Polym. Chem. 2011, 49, 3152-3162.

11. H. Ajiro, Y-J. Hsiao, H. T. Tran, T. Fujiwara, M. Akashi “Stereocomplex of poly(lactide)s with chain end modification allowed the simultaneous resistances to melting and thermal decomposition” Chem. Commun. 2012, 48, 8478-8480.

12. Q. T. L, Nguyen, M. Okajima, T. Mitsumata, K. Kan, H. T. Tran, T. Kaneko “Trivalent metal-mediated gelation of novel supergiant sulfated polysaccharides extracted from Aphanothece stagnina” Colloid Polym Sci. 2012, 290, 163-172.

13. H. Ajiro, Y-J. Hsiao, H. T. Tran, T. Fujiwara, M. Akashi “Thermally Stabilized Poly(lactide)s Stereocomplex with Bio-based Aromatic Groups at Both Initiating and Terminating Chain Ends” Macromolecules, 2013, 46, 5150-5156.

14. K. Ohki, Q. T. Nguyen, S. Yoshikawa,Y. Kanesaki, M. Okajima, T. Kaneko, H. T. Tran “Exopolysaccharide production by a unicellular freshwater cyanobacterium Cyanothece sp. isolated in a rice field of Viet Nam” J. Appl. Phycol. 2014, 26, 265-272.

15. H. T. Tran, H. Ajiro, M. Akashi “Thermal Stable Polylactides by Stereocomplex Formation and Both Terminal Conjugation with Bio-based Cinnamic Acid Derivatives” RSC Advances, Accepted.

DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TS. NGUYỄN TIẾN KHÍ:

1. Jisun Yoon*, Nguyen Tien Khi*, Heonjo Kim, Byeongyoon Kim, Hionsuck Baik, Seunghoon Back, Sangmin Lee, Sang-Won Lee, Seong Jung Kwon, Kwangyeol Lee “High yield synthesis of catalytically active five-fold twinned Pt nanorods from a surfactant-ligated precursor” Chemical Communications, 2013, 49, 573-575.

2. Heonjo Kim, Nguyen Tien Khi, Jisun Yoon, Hongseok Yang, Youngjoo Chae, Hionsuck Baik, HyunKyung Lee, Jeong-Hun Sohn, Kwangyeol Lee “Fabrication of hierarchical Rh nanostructures by understanding the growth kinetics of facet-controlled Rh nanocrystals” Chemical Communications, 2013, 49, 2225-2227.

3. Nguyen Tien Khi, Jisun Yoon, Heonjo Kim, Sangmin Lee, Byeongyoon Kim, Hionsuck Baik, Seong Jung Kwon, Kwangyeol Lee “Axially twinned nanodumbbell with a Pt bar and two Rh@ Pt balls designed for high catalytic activity” Nanoscale, 2013, 5, 5738-5742.

4. Nguyen Tien Khi, Jisun Yoon, Hionsuck Baik,   Sangmin Lee, Dong June Ahn, Seong Jung Kwon, Kwangyeol Lee “Twinning boundary-elongated hierarchical Pt dendrites with an axially twinned nanorod core for excellent catalytic activity” CrystEngComm, 2014, 16, 8312-8316.

5. Nguyen Tien Khi, Hionsuck Baik, HyunKyung Lee, Jisun Yoon, Jeong-Hun Sohn, Kwangyeol Lee “Rationally synthesized five-fold twinned core–shell Pt3Ni@Rh nanopentagons, nanostars and nanopaddlewheels for selective reduction of a phenyl ring of phthalimide”, Nanoscale, 2014, 6, 11007-11012.

6. Nguyen Tien Khi, Jongsik Park, Hionsuck Baik, HyunKyung Lee, Jeong-Hun Sohn, Kwangyeol Lee “Facet-controlled {100} Rh-Pt and {100} Pt-Pt dendritic nanostructures by transferring the {100} facet nature of the core nanocube to the branch nanocubes”, Nanoscale, 2015, v.7, p.3941-3946.

7. Hyohyun An*, Nguyen Tien Khi*, Jisun Yoon, HyunKyung Lee, Hionsuck Baik, Jeong-Hun Sohn, Kwangyeol Lee “Unusual Rh nanocrystal morphology control by hetero-epitaxially growing Rh on the twinning boundary of Au@Pt nanowireNanoscale, 2015, v.7, p.8309 – 8314.

8. Haneul Jin *, Ki Woong Lee *, Nguyen Tien Khi *, Hyohyun An, Jongsik Park, Hionsuck Baik, Jongchan Kim, Haesik Yang, Kwangyeol Lee, “Rational synthesis of heterostructured M/Pt (M = Ru or Rh) octahedral nanoboxes and octapods via regioselective hetero-metal growth on shape-controlled Pt nanocrystals” Small 2015, 11, 4462-4468.