Tin tức & sự kiện

Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường tổ chức seminar đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2022

04 tháng 12, 2022 Ban biên tập nhà trường

Sáng ngày 1/12/2022, khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường tổ chức seminar các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2022.

Tham dự buổi seminar có đầy đủ các đồng chí giảng viên trong khoa.

Mở đầu buổi seminar, Th.S Đàm Thị Thanh Hương đã thay mặt nhóm thực hiện đề tài: “Hoàn thiện quy trình tách triết tinh dầu bưởi diễn quy mô bán công nghiệp trồng tại tỉnh Phú Thọ, ứng dụng sản xuất thử nghiệm dầu gội đầu hương bưởi” báo cáo nội dung. Trong đó, tác giả nhấn mạnh những kết quả nghiên cứu sau: Bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước đã được tinh dầu bưởi trong tại tỉnh Phú Thọ ở trạng thái màu vàng sẫm, có mùi thơm đặc trưng. Điều kiện tối ưu để tách chiết tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước như sau:  Tỷ lệ nguyên liệu/nước là 1/3(w/v), nồng độ NaCl là 10% (w/v) và thời gian chưng cất là 3 giờ. Tinh dầu bưởi tổng cộng có 20 hợp chất đã được phát hiện chiếm đến 99,99% thành phần chất bay hơi. Trong đó, các hợp chất Limonene chiếm 63,46%; Myreene 8,46%; Trpinene <g->, 9,98%; Phellandrene <a-> 2,23%. Phellandrene <b-> 7,12%. Phellandrene được sử dụng trong nước hoa tạo mùi thơm dễ chịu. Sản xuất được 5 lít dầu gội đầu hương bưởi theo tiêu chuẩn.

Tiếp theo, TS. Hoàng Thị Kim Vân đã thay mặt các thành viên trong nhóm thực hiện báo cáo nội dung đề tài: “Hoàn thiện quy trình tách triết tinh dầu cần tây quy mô bán công nghiệp, khảo sát hoạt tính ức chế tiểu đường và kháng viêm của tinh dầu cần tây trồng tại tỉnh Phú Thọ”. Đề tài thực hiện đạt những kết quả sau: Bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước đã thu được tinh dầu cần tây trồng tại tỉnh Phú Thọ ở trạng thái màu vàng sẫm, có mùi thơm đặc trưng. Điều kiện tối ưu để tách chiết tinh dầu cần tây bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước như sau: Tỷ lệ nước/nguyên liệu là 3/1 (w/v), nồng độ NaCl là 10% (w/v) và thời gian chưng cất là 3 giờ. Các phân tích thành phần hóa học bằng GC/MS cho thấy tinh dầu cần tây tổng cộng có 20 hợp chất đã được phát hiện chiếm đến 99,49% thành phần chất bay hơi. Trong đó, các hợp chất Limonene chiếm 50,23%, Myreene 21,52%, Ocimene (x-b-) 6,77%, Terpinene (g-) 4,33%. Tinh dầu cần tây có biểu hiện hoạt tính ức chế enzyme a-glucosidase tốt với giá trị IC50  = 15, 63 µg/mL.

Buổi semina diễn ra trong không khí thoải mái, vui vẻ. Các thầy cô khoa Công nghệ Hóa học và Mội trường đã nhiệt tình góp ý trên tinh thần xây dựng nhằm giúp nhóm đề tài hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2022.